PSD VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY: "XÓA BỎ SỰ LỆ THUỘC VÀO MA TÚY BẰNG NGÔN NGỮ TÌNH CẢM"

Phương pháp chống tái nghiện bền vững “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” được PSD nghiên cứu và phát triển đã dựa trên các nền tảng khoa học...

LỜI MỞ ĐẦU

 

Vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi chính phủ, mỗi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc hoàn thành tốt nhiệm vụ này ngày càng trở nên gian nan trước những diễn biến phức tạp của tình trạng buôn bán và sử dụng ma túy trái phép, khiến số người nghiện tăng lên hàng ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình.

 

Xã hội ngày càng phát triển, sự mâu thuẫn, xung đột giữa con người với con người, hoặc giữa con người với môi trường ngày càng nhiều. Những mâu thuẫn, xung đột, hay căng thẳng tâm lý tình cảm trường diễn cũng chính là một trong số nhiều lý do đẩy con người phải tìm đến các chất kích thích như bia, rượu, ma tuý… nhằm giải toả những căng thẳng, xung đột đó. Quá trình sử dụng các chất ma túy từ những lần đầu tiên đến việc sử dụng thường xuyên hơn, dẫn đến lạm dụng chúng và cuối cùng sẽ dẫn đến sự lệ thuộc cả về thể chất và tinh thần.

 

Tuy nhiên, qua nghiên cứu của PSD, những căng thẳng và xung đột ấy đều có thể được giải quyết nếu như chúng ta tìm ra đúng cách. Phương pháp chống tái nghiện bền vững “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” được PSD nghiên cứu và phát triển đã dựa trên các nền tảng khoa học: Lý thuyết về hệ thống chức năng được phát triển bởi P.K. Anokhin; phương pháp khơi gợi ngôn ngữ tình cảm của các nhà khoa học như I.M. Sechenov, P.V. Pavlov, A.A Utomski. Sudakov; đồng thời dựa trên nghiên cứu thành công về việc điều trị nghiện ma túy của Viện Hành Vi thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đã đáp ứng được vấn đề xóa bỏ những căng thẳng thẳng tâm lý trường diễn và hình thành hành vi tích cực ở cá nhân những người nghiện ma túy.

 

 

Ông Lê Trung Tuấn làm việc với đại diện Viện Hành vi Nga trong chuyến thăm Việt Nam  

 

Mục đích của phương pháp này nhằm tìm ra cơ chế nghiện, tái nghiện, tiến tới phục hồi những rối loạn, ổn định lại quá trình trao đổi chất của hệ thống chức năng ở cấp độ trao đổi chất, tự cân bằng mọi hành vi liên quan đến việc nghiện ma túy. Phương pháp này còn nhằm mục đích điều chỉnh và hoàn thiện đời sống cảm xúc của người nghiện, đóng vai trò như là một đánh giá chủ quan yếu tố tâm lý bên trong của người đó và các tác động tới tâm lý của họ từ môi trường bên ngoài.

 

Bằng những bài tập đặc biệt kết hợp sự hướng dẫn bằng ngôn ngữ tình cảm, người nghiện sẽ tìm được sự thoải mái và dễ chịu về thể chất và tâm lý, họ sẽ được luyện tập để chuyển đổi các khuôn mẫu mang tính bệnh lý nhằm xoá bỏ sức hút ở những tác nhân tiềm ẩn liên quan đến việc kích hoạt động cơ sử dụng lại ma tuý. Dưới ảnh hưởng của các tác động bằng ngôn ngữ tình cảm, các khuôn mẫu chức năng mang tính bệnh lý được hình thành từ quá trình sử dụng chất ma tuý sẽ được chuyển đổi và hình thành nên các khuôn mẫu tình cảm mới mang tính bền vững, có giá trị xã hội mới.

 

Nhà Sinh lý học Ivan Pavlov

Các bài kiểm tra, các công cụ được chúng tôi sử dụng trong quá trình phục hồi cho phép chúng tôi đánh giá được mức độ tái căng thẳng tâm lý tình cảm ở người nghiện ma tuý, sức hút của các tác nhân gây kích hoạt động cơ sử dụng ma tuý, những ham muốn bệnh lý liên quan đến việc tái nghiện lại ma tuý cũng như đánh giá những ảnh hưởng của việc phục hồi tâm lý.

 

Nhờ phương pháp đặc biệt này (bao gồm cả việc “đào tạo”/thiết lập trạng thái thoải mái, dễ chịu cho người lệ thuộc vào ma túy) và nhờ các tác động bằng ngôn ngữ tình cảm được xây dựng và hướng dẫn trên nguyên tắc củng cố những hình ảnh, cảm xúc, trạng thái “tích cực” mà học viên đạt được; họ sẽ hình thành những khuôn mẫu tình cảm tích cực mới. Khuôn mẫu tình cảm mới được hình thành này được củng cố liên tục bằng luyện tập đạt tới trạng thái “tự động” sẽ thiết lập nên những mối liên kết mới giữa các nơron, là mô hình cho kết quả hoạt động trong tương lai. Từ đó, làm thay đổi hoạt động của ADN, hình thành nên trạng thái tích cực của cơ thể và từ đó sẽ hình thành hành vi mới - hành vi tỉnh táo.

 

Thực nghiệm của PSD cho thấy sau mỗi khoá học phục hồi, căng thẳng cảm xúc của người nghiện được giảm đi rất nhiều, hoàn toàn “dập tắt” được sự ham muốn và sức hút của các tác nhân gây kích thích động cơ sử dụng lại ma tuý và hình thành “hành vi không ma tuý” ở những người nghiện ma tuý - những hành vi mang tính ổn định (không tái nghiện).

Trung tâm PSD

 

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD