Nghiện ma túy hoàn toàn có thể cai được

Bí quyết của những người cai nghiện thành công là gì? Trước hết với người nghiện là lòng quyết tâm tự giác cai nghiện cùng với sự kiên trì và nghị lực vượt qua những cám dỗ và thèm muốn về ma túy.

 

Hãy suy nghĩ trước khi bắt đầu

Gần đây, tình hình tội phạm ma túy trên cả nước diễn biến ngày càng phức tạp. Đặc biệt, việc mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, liên tỉnh và có khối lượng lớn hàng chục, hàng trăm bánh heroin, hàng chục nghìn viên ma túy tổng hợp (nhóm ATS).

Từ đó kéo theo tình hình tội phạm ma túy và người nghiện ma túy gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ ngày càng khó kiểm soát hơn.

Đáng chú ý, tình hình sử dụng ATS tiếp tục gia tăng ở các địa phương, ước tính tỷ lệ sử dụng ATS chiếm khoảng 60 - 70% trong số người nghiện. Riêng ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, tỷ lệ này lên đến 70 – 85% trong số người nghiện. Còn theo nghiên cứu tại Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh cho thấy, 40% người nghiện heroin có sử dụng ATS và số này có tỷ lệ loạn thần cao gấp 9,7 lần số không sử dụng ATS.

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn số 606/TTg-KGVX về việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2019 yêu cầu các Bộ, cơ quan thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai Tháng hành động phòng, chống ma tuý từ ngày 01/6 - 30/6/2019 với chủ đề "Hãy suy nghĩ trước khi bắt đầu". Ý nghĩa sâu xa của chủ đề này chính là cần kiên quyết và kịp thời ngăn chặn hiểm họa của ma túy đối với thế hệ trẻ Việt Nam- tương lai và là dường cột của đất nước.

Lâu nay, một câu hỏi được đặt ra không những cho các nhà khoa học, nhà quản lý, các cơ quan chức năng liên quan tới công tác phòng chống ma túy nói chung, lĩnh vực cai nghiện phục hồi nói riêng và đặc biệt là với bản thân người nghiện ma túy là: “Nghiện ma túy có thể cai được không và bằng cách nào?”.

Giải đáp câu hỏi trên đây không dễ dàng có tính thuyết phục khi tỷ lệ tái nghiện trung bình hiện nay trên bình diện cả nước vẫn ở mức cao. Vì sao mà cai nghiện lại khó khăn như vậy? Bởi vì lẽ đơn giản, trong quy trình cai nghiện, cắt cơn nghiện tuy là bước quan trọng mở đầu cho quá trình cai nghiện nhưng không phải là khâu quyết định sự thành công. Chống tái nghiện mới là khâu có tính quyết định tới sự thành bại của quá trình cai nghiện.

Quy trình hỗ trợ cai nghiện khép kín của Viện PSD

Sau nhiều năm hoạt động và nghiên cứu, Viện PSD đã đưa ra quy trình hỗ trợ khép kín hỗ trợ cai nghiện ma túy hiệu quả. Đặc trưng của quy trình này chính là sự phối hợp và huy động toàn diện các yếu tố liên quan: Y tế, Tâm lý, Xã hội; yêu cầu các nguồn lực hỗ trợ bên trong và bên ngoài: Học viên (HV) – Viện PSD – Gia đình, xã hội và định hướng cho HV tham gia các khâu hỗ trợ từ lúc ban đầu tiếp nhận đến khi HV tái hòa nhập cộng đồng.

Điểm đáng chú ý trong phương pháp này là không dùng tới bất kỳ một loại thuốc nào, điều trị hoàn toàn bằng liệu pháp tâm lý. Đặc biệt, Viện PSD luôn quan tâm, thấu hiểu hoàn cảnh của học viên sau cai, nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên có cuộc sống ổn định thông qua các cơ hội việc làm trong hệ thống các doanh nghiệp xã hội của Viện. 

     

+ Tư vấn : cho cả HV và gia đình giúp chuyên gia có một bức tranh sơ bộ về hoàn cảnh sống, môi trường sống, quá trình nghiện – tái nghiện của học viên. Giúp đánh giá sợ bộ sự phối hợp và hỗ trợ của gia đình hv trong quá trình cai nghiện. Giúp học viên hiểu về quá trình cai nghiện, những khó khăn/ thuận lợi học viên cần vượt qua, thúc đẩy động lực cai nghiện của học viên. Với gia đình giúp gia đình hiểu rõ cần phối hợp với Viện để giúp đỡ học viên trong từng giai đoạn cụ thể, có nhận thức về tình trạng của học viên.

+ Hỗ trợ phục hồi sức khỏe: giúp học viên dừng sử dụng ma túy (theo từng loại ma túy – theo quy định của Bộ y tế), thải độc, phục hồi sức khỏe qua các hoạt động thể dục – thể thao, nâng cao nhận thức qua hoạt động sinh hoạt nhóm, tư vấn cá nhân, tư vấn nâng cao động lực,….

+ Hỗ trợ phục hồi tâm lý: thông qua 3 liệu trình trị liệu tâm lý chuyên biệt bởi Phương pháp riêng của PSD. Sau liệu trình 1: học viên sẽ hoàn toàn kiểm soát được hành vi của mình khi tiếp cận với các tác nhân kích hoạt cơn thèm nhớ ma túy của bản than, sau liệu trình 2: học viên có kỹ năng kiểm soát cảm xúc + kiểm soát hành vi, sau liệu trình 3: học viên có kỹ năng ứng phó với các tình huống liên quan tới ma túy, có kỹ năng sống thiết thực cho tái hòa nhập xã hội.

+ Hỗ trợ phục hồi các chức năng xã hội: thời gian này sẽ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Học viên được hỗ trợ giới thiệu việc làm trong hệ thống của tập đoàn PSD hoặc các doanh nghiệp xã hội khác. Hàng tháng học viên tham gia sinh hoạt CLB Nẻo về thành công, được chia sẻ với nhau để thúc đẩy nghị lực – giúp đỡ những bạn mới tái hoàn nhập xã hội sau khi hoàn thành khóa trị liệu chống tái nghiện ma túy. Hàng tháng thân nhân học viên đều tham  gia lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng do các chuyên gia của Viện chia sẻ. Thông qua các buổi chia sẻ, các gia đình hiểu rõ về từng vấn đề mà học viên đang gặp, đồng thời có kỹ năng xử lý các vấn đề đó một cách hiệu quả.

Trong toàn bộ quá trình tham gia trị liệu chống tái nghiện ma túy tại PSD, học viên và gia đình đều tham gia các hoạt động ngoại khóa được tổ chức 3 tháng 1 lần. Các  hoạt động ngoại khóa rất đa dạng, học viên được tham gia trải nghiệm các kỹ năng đã được học, cùng gia đình gắn kết sự yêu thương, trách nhiệm, lòng vị tha….do các chuyên gia kỹ năng giàu kinh nghiệm được Viện PSD mời về. Hàng tháng, học viên được tư vấn cùng chuyên gia về các vấn đề của bản thân, được hỗ trợ khi cần thiết. Trong 6 tháng đến 1 năm Viện PSD luôn có việc kiểm tra bất kỳ cho học viên để đảm bảo học viên không tái sử dụng chất bằng test sang lọc nhanh, xét nghiệm máu.

Việc cai nghiện ma túy thành công phần lớn phụ thuộc vào ý chí – sự quyết tâm của học viên, tuy nhiên, gia đình sẽ đóng góp 1 phần không hề nhỏ vào sự thành công của học viên. Vì vậy trong suốt quy trình trị liệu, luôn có những hoạt động chia sẻ giữa chuyên gia trị liệu và thân nhân của học viên, điều này giúp họ hiểu hơn về học viên, có kỹ năng hỗ trợ học viên khi cần thiết. Và điều quan trọng nhất là chúng tôi gắn kết lại mối quan hệ đã trở nên lỏng lẻo giữa các gia đình bởi ma túy.

Với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng các loại ma túy mới gây ra những tổn thương về nghiêm trọng tâm thần cho người sử dụng. Viện PSD đã nhanh chóng liên kết với bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, Bệnh viện Tâm thần TW 1, Viện Sức khỏe tâm thần TW để chuyển gửi những trường hợp có rối loạn tâm thần sang điều trị. Sau khi học viên điều trị ổn định tại bệnh viện sẽ được chuyển về Viện để tiếp tục tham gia trị liệu chống tái nghiện ma túy.

Chính sự phối hợp chặt chẽ giữa điều trị thực thể bằng thuốc và trị liệu về tâm lý cùng với quy trình điều trị khép kín mà Viện PSD đang là điểm lựa chọn ưu tiên đối với những người sử dụng ma túy./.

 

Truyền thông PSD

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD