Cai nghiện hiệu quả bằng phương pháp chống tái sử dụng ma túy bằng liệu pháp tâm lý

Hiện nay y học cho rằng, nghiện ma túy được coi là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ. Điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội nhằm làm thay đổi nhận thức, cảm xúc, hành vi tiến tới giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.

Hiện nay y học cho rằng, nghiện ma túy được coi là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ. Điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội nhằm làm thay đổi nhận thức, cảm xúc, hành vi tiến tới giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.

Trước đây, nhiều người cho rằng nghiện ma túy gắn liền với nguy cơ vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức và quan hệ xã hội, do vậy người ta cho rằng để cai nghiện, giải pháp đơn giản là tách người nghiện ra khỏi môi trường có ma túy một thời gian thì họ sẽ hết nghiện. Với quan niệm đó dẫn đến việc thành lập mô hình cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở khép kín ở rất nhiều quốc gia.

Trên thực tế, mặc dù đã có những lý giải về cơ chế nghiện, tái nghiện cũng như nhiều phương pháp cai nghiện ma túy đã được áp dụng như phương pháp cai khô, phương pháp dùng thuốc đối kháng, phương pháp điều trị bằng chất thay thế, sử dụng thuốc đông y, kết hợp cả liệu pháp tâm lý với thuốc hướng thần, hay kết hợp tư vấn tâm lý… nhưng tỉ lệ tái nghiện vẫn cao. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, công tác cai nghiện ma túy và hỗ trợ sau cai nghiện hiện chưa thực sự hiệu quả. Nhiều báo cáo cáo cho biết tỉ lệ tái nghiện sau cai hiện nay vẫn lên đến trên 90%. Vì vậy, chống tái nghiện ma túy vẫn là vấn đề nan giải nhất trong quá trình điều trị nghiện ma túy.

Được thành lập từ năm 2013, Viện PSD là nơi thực hiện các hoạt động khoa học, nghiên cứu các chuyên gia trong và ngoài nước, đồng thời là ngôi nhà chung thân thiết cho các học viên đang trực tiếp tham gia cai nghiện theo phương pháp đặc biệt:“Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm”. Dựa trên nền tảng công trình khoa học của các tác giả P.V Pavlov, P.K.Anokhin, I.M.Sechenov, Sudakov v.v; đồng thời tham khảo những nghiên cứu điều trị nghiện ma túy của Viện nghiên cứu Khoa học về Sinh lý bình thường ở Nga, phương pháp trị liệu trên trở thành công trình khoa học mang tính ứng dụng cao, lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam.

Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu cả trên lý thuyết và thực tế, Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy đã xây dựng và đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện “Phương pháp chống tái sử dụng ma túy bằng liệu pháp tâm lý” mang tính đột phá, đã ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn điều trị nghiện và  đem lại kết quả cai nghiện thành công và mang tính bền vững.

Với mục đích đi sâu nghiên cứu, Lê Trung Tuấn thành lập Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy. Đến nay, ôngcùng các cộng sự đã từng bước xây dựng và cho ra đời một phương pháp chống tái nghiện ma túy mớiPhương pháp chống tái nghiện ma túy do Lê Trung Tuấn và các cộng sự xây dựng ban đầu có tên là “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm”. Ngày 26/11/2014, tại Hà Nội cùng với việc tổ chức thành công Hội thảo: “Một số nghiên cứu mới trong lĩnh vực phòng ngừa và chống tái nghiện” khẳng định phương pháp nghiên cứu mới: “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” mở ra cơ hội lớn cai nghiện thành công cho người nghiện ma túy.

Năm 2015, đề tài: “Nghiên cứu nguyên nhân tái sử dụng, tái nghiện ở người cai nghiện ma tuý” đã được Viện bảo vệ xuất sắc. Đề tài đã phân loại 4 nhóm nguyên nhân dẫn tới hành vi nghiện và tái nghiện ở người cai nghiện ma tuý, từ đó chỉ ra các kiến nghị nhằm giúp những con người lầm lỡ có thể đoạn tuyệt với ma tuý vĩnh viễn. Kết quả nghiên cứu đã mở ra những hướng đi mới trong công tác điều trị chống tái nghiện tại Việt Nam, khẳng định tinh thần thông điệp của Liên Hợp Quốc với toàn nhân loại: “Rối loạn do sử dụng ma túy có thể ngăn ngừa và điều trị được”.

Phương pháp chống tái nghiện ma túy của Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy ra đời từ những trải nghiệm nghiện và cai nghiện thực tế của bản thân người sáng lập, từ kinh nghiệm giúp đỡ những người nghiện ma túy khác cai nghiện thành công của bản thân người sáng lập và sau này là của đội ngũ cộng sự, chuyên viên trị liệu của Viện PSD, cùng với việc tham khảo các công trình nghiên cứu khác. Sự ra đời của phương pháp này là luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận khoa học với các vấn đề thực tiễn sinh động của những người nghiện ma túy, đó chính là quá trình tham chiếu các luận điểm khoa học vào trải nghiệm thực tế của người sáng lập. Sau này, đó là quá trình vận dụng, kiểm chứng các luận điểm khoa học này vào thực tế can thiệp, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy. Điều này giúp cho “Phương pháp chống tái sử dụng ma túy bằng liệu pháp tâm lý” của Viện luôn được hoàn thiện cả về cơ sở lý luận lẫn cơ sở thực tiễn.

Phương pháp được thực hiện trên quan điểm nền tảng, rằng người nghiện không nên bị kỳ thị, dán nhãn “mắc căn bệnh không bao giờ chữa được”, “không thể tin họ cho đến hết cuộc đời”… Chỉ với điều kiện người nghiện ma túy mong muốn thoát ra khỏi tình trạng nghiện, phương pháp “chống tái sử dụng ma túy bằng liệu pháp tâm lý” của PSD sẽ là công cụ hữu hiệu giúp họ đạt được khát vọng thoát khỏi sự lệ thuộc vào ma túy và hơn thế giúp họ khẳng định bản thân một cách lành mạnh, bền vững trong cuộc sống tái hòa nhập xã hội.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm giúp người nghiện xóa bỏ hoàn toàn sự lệ thuộc vào ma túy (đặc biệt là sự lệ thuộc tâm lý) thông qua việc được hướng dẫn giải tỏa căng thẳng tâm lý dẫn tới xuất hiện cơn thèm nhớ ma túy - nguyên nhân căn bản dẫn tới tình trạng lệ thuộc vào ma túy (duy trì hành vi sử dụng ma túy thường xuyên, liên tục) và thông qua việc hỗ trợ, hướng dẫn người cai nghiện ma túy hình thành các kỹ năng sống mới, lành mạnh hơn để nói không với ma túy.

Nói cách khác, việc phục hồi người nghiện ma túy không chỉ nhằm giải quyết sự lệ thuộc về mặt thể chất, mà đặc biệt phải giải quyết sự lệ thuộc tâm lý, phục hồi các chức năng tâm lý và tái rèn luyện các kỹ năng sống tích cực một cách ổn định. Các nhiệm vụ phục hồi cụ thể bao gồm:

Thứ nhất: Hình thành niềm tin và ý chí quyết tâm cai nghiện cho học viên.

Thức hai: Giải quyết các rối loạn thể chất và rối loạn tâm lý do sử dụng ma túy.

Thứ ba: Huấn luyện các kĩ thuật để tự vượt qua các tình huống căng thẳng dẫn đến tái sử dụng ma túy, giảm sức hút ma túy trong trí nhớ.

Thứ tư: Phục hồi cảm xúc, hình hành kỹ năng phân biệt những cảm xúc tích cực và tiêu cực giúp HV biết tự điều chỉnh cảm xúc khi xử lý các vấn đề cá nhân và xã hội.

Thứ năm: Xác định rõ công việc, nghề nghiệp đồng thời khôi phục các mối liên hệ xã hội tích cực.

Thứ sáu: Khôi phục, đào tạo các kỹ năng lao động và học tập.

Thứ bảy: Rèn luyện ý thức trách nhiệm với bản thân và hành vi xã hội đúng đắn.

Một điểm nhấn khác trong phương pháp của Viện PSD là việc lựa chọn hình thức trị liệu ngoại trú. Đây là một hình thức can thiệp đang được kỳ vọng về tính hiệu quả trong bối cảnh các khó khăn hiện nay của công tác cai nghiện và chống tái nghiện. HV là những người đã được cắt cơn, giải độc ma túy và phục hồi thể chất từ 1-3 tháng sẽ được làm việc riêng với chuyên gia 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần 1,5 - 2 giờ, thời gian trung bình là từ 2,5 đến 3 tháng, hoặc cũng có thể dài hơn, tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến tiến trình trợ giúp như động cơ tham gia tiến trình, trình độ nhận thức, khả năng ghi nhớ và lĩnh hội kiến thức, thói quen mới… Sau mỗi buổi làm việc, học viên trở về với môi trường sống thực tế của mình, nơi họ tự thực hiện các chỉ dẫn của chuyên gia, gắn những kỹ năng đạt được vào tình huống cuộc sống thực tế. Bằng cách này mà củng cố một loạt các hành vi mới lành mạnh, loại bỏ hành vi sử dụng ma túy. Tuy nhiên, với những học viên có mức độ nghiện nặng hoặc động cơ cai nghiện chưa mạnh mẽ thì họ có thể cần phải tham gia trị liệu tâm lý chống tái nghiện ma túy nội trú trong khoảng 1-2 tháng đầu tiên trước khi thực hiện trị liệu ngoại trú.

Phương pháp trị liệu tâm lý của Viện PSD tập trung vào giai đoạn chống tái nghiện, đem lại niềm hi vọng cho toàn xã hội khi có thể đáp ứng được tỷ lệ cai nghiện thành công lên tới 60%, mở ra hướng đi mới trong điều trị chống tái nghiện, góp phần không nhỏ vào công cuộc phòng chống ma tuý tại Việt Nam.

Truyền thông PSD

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD