Thân nhân NSDMT là đối tượng dễ bị tổn thương do chính người thân của mình (NSDMT - NSDMT) gây ra. Để giảm bớt được tác hại ma túy gây ra cho NSDMT cũng như thân nhân của họ, thì tư vấn nâng cao nhân thức, thay đổi thái độ, hành vi của thân nhân NSDMT cũng là hoạt động vô cùng quan trọng. Rất nhiều NSDMT cai nghiện thành công chia sẻ: “Họ từ bỏ được ma túy là do có người thân thấu hiểu, động viên và hỗ trợ kịp thời”.
Thân nhân NSDMT là đối tượng dễ bị tổn thương do chính người thân của mình (NSDMT - NSDMT) gây ra. Để giảm bớt được tác hại ma túy gây ra cho NSDMT cũng như thân nhân của họ, thì tư vấn nâng cao nhân thức, thay đổi thái độ, hành vi của thân nhân NSDMT cũng là hoạt động vô cùng quan trọng. Rất nhiều NSDMT cai nghiện thành công chia sẻ: “Họ từ bỏ được ma túy là do có người thân thấu hiểu, động viên và hỗ trợ kịp thời”.
Trong quá trình làm việc tại Viện PSD, tiếp xúc rất nhiều với thân nhân NSDMT và NSDMT tôi nhận thấy rằng người thân của NSDMT còn đang thiếu kiến thức và kỹ năng hỗ trợ cho NSDMT. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hỗ trợ NSDMT từ bỏ ma túy, cai nghiện ma túy thành công. Thân nhân NSDMT có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với động lực cũng như quyết tâm từ bỏ ma túy của người sử dụng, cũng như trong việc hỗ trợ chăm sóc về vật chất đối với người cai nghiện. Bởi phần lớn NSDMT là người phụ thuộc vào kinh tế gia đình, phụ thuộc vào người thân của mình rất nhiều nên kinh phí điều trị cai nghiện của họ là do người thân của NSDMT chi trả. Do vậy, nếu người thân NSDMT đồng ý hỗ trợ và tạo điều kiện cho NSDMT đi cai nghiện thì khi đó người nghiện ma túy mới được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện tốt. Và ngược lại, nếu người thân không hỗ trợ kinh phí thì người nghiện ma túy khó có cơ hội có thể tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện tốt.
Nhận thức, thái độ của thân nhân NSDMT ảnh hưởng đến quá trình cai nghiện và phục hồi của NSDMT. Nếu người thân xa lánh, kỳ thị và luôn chỉ trích người sử dụng thì sẽ gây ra tâm lý mặc cảm, rào cản lớn đối với NSDMT từ bỏ ma túy và quay trở về với cuộc sống đời thường mà họ mong muốn. Nếu thân nhân của NSDMT nhận thức đúng đắn về thế nào là nghiện ma túy, những dấu hiệu nhận biết NSDMT, có kỹ năng hỗ trợ NSDMT thì sẽ giúp cho NSDMT có thêm cơ hội nhận thức ra vấn đề của mình và có động lực, quyết tâm từ bỏ ma túy hiệu quả.
Vai trò thân nhân quan trọng trong quá trình vận động NSDMT đi cai nghiện: Hiểu được bản chất của thế nào là nghiện ma túy, đặc điểm tâm sinh lý của NSDMT, những tác hại của ma túy đối với người sử dụng để từ đó hỗ trợ cho người thân của mình nhận thức được vấn đề và phối hợp đi cai nghiện ma túy. Trên thực tế, nhiều thân nhân rất sốc khi biết được sự thật về việc sử dụng chất gây nghiện của người thân của mình do vậy đã có hành vi ứng xử không phù hợp (mắng chửi, phẫn nộ, không tin tưởng…) làm rạn nứt thêm mối quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình. Và như vậy, quá trình vận động, hỗ trợ cho NSDMT từ bỏ ma túy sẽ gặp nhiều khó khăn hơn
Trong quá trình cai nghiện ma túy, sự quan tâm, thấu hiểu và sẻ chia của người thân chính là nguồn động viên tinh thần, là động cơ cai nghiện bên ngoài của NSDMT. Chính họ cho NSDMT niềm tin, sức mạnh để họ vượt qua mặc cảm, cám dỗ, sức hút của ma túy. Nhiều người cai nghiện nói rằng: “Họ đã bị lệ thuộc vào ma túy nhiều khi họ không muốn dùng nữa nhưng không biết làm thế nào để có thể từ bỏ được. Và có lúc họ nghĩ rằng chỉ có bản thân quyết tâm và người thân sẵn sàng hỗ trợ thì họ mới có thể từ bỏ ma túy hoàn toàn, mới kiểm soát được sức cảm dỗ của ma túy”. Sự thấu hiểu ở đây không phải chỉ đơn giản là cái nắm tay, cái nhìn thiện cảm đơn giản mà chính là sự thấu cảm xuất phát từ sự hiểu biết chính xác và đầy đủ về NSDMT, tác hại ma túy ảnh hưởng đến người thân của mình cũng như các phương pháp hỗ trợ cho người thân trong giai đoạn cai nghiện ma túy./.
Tại sao cai nghiện xong lại tái nghiện? Tại sao tỷ lệ tái nghiện vẫn cao như vậy? Tiếp xúc và làm việc nhiều với các học viên những người đã, đang cai nghiện ma túy tại PSD, tôi nhận ra một điều đó là sự hỗ trợ, chia sẻ từ thân nhân trước, trong và cả sau khi đã cai nghiện tại các trung tâm về là yếu tố vô cùng quan trọng. Đặc biệt là giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng. Theo quan điểm mới, cai nghiện là quá trình điều trị, hỗ trợ lâu dài và liên tục trong suốt quá trình từ khi NSDMT cai nghiện cho đến khi họ rời khỏi cõi đời này. Nghiện ma túy là bệnh mạn tính, khó điều trị và dễ tái phát. Do vậy, cần phải kiểm soát nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái phát hay tái nghiện của NSDMT. Mà một trong những giải pháp quan trọng ở đây chính là sự hỗ trợ, chia sẻ từ phía người thân trong gia đình của những người cai nghiện ma túy.
Khi NSDMT đi cai nghiện ở các trung tâm cai nghiện về, gia đình chính là nơi họ cần để được sẻ chia, được hỗ trợ, được tin tưởng và tạo điều kiện để họ tái hòa nhập với cộng đồng. Chính vì vậy, thân nhân NSDMT chính là cầu nối để họ trở lại với cuộc sống, tìm lại bản thân. Sự hỗ trợ, quan tâm và động viên họ lúc này phù hợp với mong muốn được khẳng định bản thân, thay đổi thói quen và hành vi sử dụng ma túy bằng những suy nghĩ và hành động tích cực.
Tiếp cận tư vấn cho thân nhân NSDMT là hoạt động vô cùng cần thiết để góp phần vào việc phát hiện, ngăn ngừa, hỗ trợ người thân của mình trong quá trình từ bỏ ma túy/cai nghiện ma túy.
Nội dung tư vấn cho thân nhân NSDMT:
Như vậy cho thấy, cần chú trọng hơn nữa trong công tác tư vẫn và hỗ trợ cho thân nhân của NSDMT. Tiếp cận và tư vấn cho thân nhân NSDMT có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để sinh sống cùng và hỗ trợ cho người thân của mình là NSDMT là một giải pháp quan trọng góp phần trong việc hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho quá trình hỗ trợ, điều trị và phục hồi cai nghiện ma túy.
Thạc sỹ Vũ Thị Bền - Trưởng phòng NCKH&ĐT Viện PSD
Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.
Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD