Phải làm gì khi phát hiện con mình dùng ma tuý?

Việc phát hiện con mình sử dụng ma tuý là điều mà các bậc làm cha mẹ đều không mong muốn. Sẽ có nhiều kiểu phản ứng khác nhau như sốc, buồn bã, giận dữ, thất vọng…Đây đều là các phản ứng dễ hiểu của các bậc phụ huynh, Vậy phải làm gì khi phát hiện con mình sử dụng ma tuý. Dưới đây là một số lưu ý giúp các bậc phụ huynh xử lý tình huống này được tốt hơn.

Việc phát hiện con mình sử dụng ma tuý là điều mà các bậc làm cha mẹ đều không mong muốn. Sẽ có nhiều kiểu phản ứng khác nhau như sốc, buồn bã, giận dữ, thất vọng…Đây đều là các phản ứng dễ hiểu của các bậc phụ huynh, Vậy phải làm gì khi phát hiện con mình sử dụng ma tuý. Dưới đây là một số lưu ý giúp các bậc phụ huynh xử lý tình huống này được tốt hơn.

Ảnh minh hoạ.

1. Cần bình tĩnh đối diện với sự việc

Trước hết khi biết con nghiện ma túy, việc đầu tiên là cha mẹ cần làm là hãy thật bình tĩnh, bình tĩnh để kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của mình.

Bình tĩnh để nhận thấy rằng việc con sử dụng ma túy là một điều đã xảy ra và thời điểm hiện tại điều mà cha mẹ cần làm đó là giúp đỡ con từ bỏ ma túy.

Nếu mất bình tĩnh, cha mẹ sẽ khó có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp để hỗ trợ con và cùng với đó là việc đưa con thoát khỏi sự lệ thuộc vào ma túy sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Không nên trừng phạt con trẻ bởi đòn roi không giải quyết được vấn đề gì ngoài thái độ chống đối; cam chịu và thậm chí là thù ghét.

2. Trò chuyện/Tâm sự cùng con

- Hãy lựa chọn một thời điểm thích hợp để trò chuyện cùng con.Không nên nói chuyện khi con không tỉnh táo hoặc khi chính bản thân mình chưa thật bình tĩnh.

- Trao đổi thẳng thắn với con rằng việc con sử dụng ma túy cha mẹ đã biết, hãy nói với con bằng một thái độ hết sức bình thản để con không cảm thấy sợ hãi hay áp lực từ đó con sẽ dễ tiếp nhận hơn.

- Hãy bình tĩnh và nói chuyện với con rằng bố mẹ sẽ giúp con thoát khỏi cám dỗ của ma túy, nhưng để làm được những điều đó bố mẹ cần nắm được tình hình hiện tại của con. Cha mẹ nên đặt ra cho con những câu hỏi như:

Con sử dụng ma túy từ khi nào?

Sử dụng ma túy cùng với ai?

Nguyên nhân nào dẫn đến việc con sử dụng ma túy?

Loại ma túy mà con đang sử dụng là gì? Liều lượng sử dụng ra sao?

Khi sử dụng ma túy con cảm thấy như thế nào?

...

Hãy bình tĩnh đặt ra những câu hỏi và nhận câu trả lời từ con, cha mẹ không nên hỏi dồn dập, hỏi như tra khảo như vậy sẽ khiến con sợ hãi.

- Khi đã biết được nguyên nhân cũng như loại ma túy mà con sử dụng, cha mẹ hãy phân tích cho con về những hậu quả nặng nề của loại ma túy đó. Bên cạnh đó, hãy nhấn mạnh việc cha mẹ luôn đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ con vượt qua những trạng thái tinh thần khi cai nghiện, từ bỏ ma túy và thực sự là chỗ dựa cho con.

- Trao đổi, thảo luận cùng con về những giải pháp, để con cảm thấy được tin tưởng, tôn trọng và phối hợp cai nghiện ma túy.

3. Đồng hành cùng con để con ngừng sử dụng ma túy

- Cha mẹ đồng hành cùng con trong các hoạt động để nắm bắt tinh thần cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn.

- Khuyến khích con tham gia vào những hoạt động lành mạnh như chơi thể thao (đá bóng, cầu lông, bóng chuyền,...), học một môn học mới (vẽ tranh, học đàn, học nhảy,...) hoặc những hoạt động rèn luyện nâng cao các kỹ năng của các em.

4.Đưa con đến gặp các chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

- Khi con đã chia sẻ về việc sử dụng ma túy, cha mẹ đã nắm được nguyên nhân, loại ma túy, cách thức sử dụng,..  Từ đó cha mẹ cần thống nhất cách giải quyết vấn đề với nhau và đưa con đến gặp các chuyên gia tâm lý của Viện nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD để được hỗ trợ.

5. Trường hợp con đã cai nhiều lần mà chưa thành công

- Nghiện ma túy đã được chứng minh là một bệnh mạn tính của não bộ, do vậy tái nghiện là sự lặp đi lặp lại của hành vi sử dụng ma túy được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau.

-Trong trường hợp khi con đã cai nghiện nhiều lần nhưng lại tái nghiện cha mẹ nên kiên trì và luôn đặt niềm tin vào con, luôn bên cạnh động viên và đồng hành cùng con để con có thể từ bỏ được ma tuý đồng thời luôn sẵn sàng cùng con ứng phó với những tình huống nguy cơ dẫn đến sự lặp lại của hành vi sử dụng ma túy.

- Bên cạnh đó cha mẹ cần giúp con hình thành những kỹ năng sống lành mạnh và lối tư duy tích cực và củng cố quyết tâm cai nghiện thành công nơi con.

- Cha mẹ nên tìm hiểu về các phương pháp cai nghiện ma túy toàn diện. Cha mẹ có thể tham khảo về quy trình cai nghiện toàn diện của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy (PSD).Phương pháp điều trị ma túy, phục hồi chống tái nghiện của PSD là sự kết hợp đầy đủ giữa điều trị cai nghiện về thể chất và cả tâm lý, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện.

Như vậy quá trình điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy là một quá trình lâu dài và đầy khó khăn. Để đạt được thành công trong cuộc chiến này thì ý chí nghị lực của riêng người nghiện thôi là chưa đủ, sự trợ giúp động viên của gia đình và xã hội. Chặng đường đó tuy có gian nan, có khó khăn, vất vả nhưng tôi tin rằng bằng ý chí bằng sự nỗ lực của các vị, nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng.

Thạc sĩ Ninh Tùng - chuyên gia tư vấn và trị liệu Viện PSD

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD