Tập huấn công tác phòng, chống ma túy cho 1000 giáo viên và học sinh tại Bến Tre
Trong hai ngày 6-7/12 vừa qua, tại Bến Tre, Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD tổ chức Hội nghị tuyên truyền, tập huấn về công tác phòng, chống ma túy cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.
Trong hai ngày 6-7/12 vừa qua, tại Bến Tre, Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD tổ chức Hội nghị tuyên truyền, tập huấn về công tác phòng, chống ma túy cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.
Đây là chuỗi hoạt động nhằm triển khai thực hiện kế hoạch số 599/KH-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện 05 nhiệm vụ phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm tại trường học.
Tham dự chương trình Hội nghị, có bà La Thị Thúy – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre, ông Võ Bé Hai – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre, Đại tá- Bác sĩ Tạ Đức Ninh - Nguyên Trưởng phòng Thường trực Chương trình Quốc gia PCMT Bộ Công an, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD; bà Vũ Thị Bền – Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD cùng 1000 giáo viên và học sinh tại tỉnh Bến Tre.
Theo thống kê của UNODC thì thế giới hiện nay có khoảng 275 triệu người nghiện, sử dụng ma túy trong đó 164 triệu người sử dụng cần sa, 37 triệu người nghiện và sử dụng ma túy tổng hợp; 18 triệu người nghiện và sử dụng heroin; 17 triệu người nghiện ma sử dụng cocain, số còn lại nghiện và sử dụng các loại ma túy khác.
Ước tính của cơ quan phòng chống kiểm soát ma túy và tội phạm của Liên hiệp quốc (UNODC) cho thấy, lượng ma túy sản xuất ra hàng năm ước chừng 3.000 tấn ma túy các loại; các loại ma túy chủ yếu được sản xuất ra hiện nay là heroin, cocain, cần sa và ma túy tổng hợp các loại.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công an và Bộ LĐTB&XH, tính tới tháng 6/2022, cả nước có 216.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 60.000 người sử dụng ma túy trái phép, tăng hơn 10.000 người/năm.
Tính riêng tại Bến Tre, có gần 1000 người sử dụng ma túy/nghiện ma túy. Trong đó, có 657 người nghiện có hồ sơ quản lý đang cai nghiện, 26 người cai nghiện tại cộng đồng, 89 người cai nghiện tại gia đình, 145 người cai nghiện tự nguyện, 397 người cai nghiện bắt buộc.
Phát biểu tại chương trình, bà La Thị Thúy – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre cho biết: “Ma túy có tác hại rất lớn, mặc dù vậy, số người sử dụng trái phép chất ma túy vẫn không giảm. Hiện nay, trước những diễn biến ngày càng tinh vi của tội phạm ma túy, các loại ma túy mới ngày càng đa dạng, phức tạp, nguy cơ xâm nhập vào học đường ngày càng cao.”
Nắm rõ thực trạng đó, trong thời gian qua, Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre đã có nhiều chương trình, hoạt động để phòng, chống ma túy trong trường học. Chương trình Hội nghị lần này được tổ chức với kỳ vọng mang đến những cách tiếp cận mới, đạt hiệu quả cao hơn trong công tác phòng chống ma túy tại trường học trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Tại chương trình, 500 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại Bến Tre đã được thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích, hiểu đúng và đủ về ma túy, ma túy tổng hợp, ma túy trá hình và những kỹ năng phòng chống thông qua các chuyên đề chuyên sâu, được trình bày bởi Đại tá- Bác sĩ Tạ Đức Ninh - Nguyên Trưởng phòng Thường trực Chương trình Quốc gia PCMT Bộ Công an, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD, bao gồm: Tình hình thực trạng ma túy trên thế giới, tại Việt Nam, tại Bến Tre hiện nay; Can thiệp dự phòng sử dụng trái phép chất ma túy; Kỹ năng nhận biết các loại ma túy và người sử dụng ma túy; Kỹ năng tích hợp, lồng ghép nội dung phòng chống ma túy trong chương trình giảng dạy bậc Trung học và xử lý một số tình huống nguy cơ khi phát hiện học sinh sử dụng ma túy…
Bên cạnh đó, 500 em học sinh trên địa bàn tỉnh Bến Tre cũng được trau dồi, bổ sung các kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy dành cho học sinh, cách nhận biết các loại ma túy mới và tác hại của các loại ma túy đó, kỹ năng nhận diện và xử lý các tình huống nguy cơ liên quan đến ma túy, giảm kỳ thị đối với người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS…
Đặc biệt, tại chương trình này, 1000 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh tại Bến Tre đã được quan sát các mẫu vật mô phỏng ma túy một cách trực quan, thay vì xem qua hình ảnh, clip như các chương trình tuyên truyền khác. Đây cũng là một điểm mới mà Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD thực hiện trong các chương trình tập huấn tại các địa phương.
Chia sẻ sau chương trình, cô giáo Phạm Thiên Ngân – Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre cho biết: “Ban tổ chức chương trình đã có sự chuẩn bị rất chu đáo, về cả nội dung của các bài chuyên đề. Ngoài ra, học sinh cũng được tham gia các hoạt động giao lưu, tương tác với chuyên gia, tạo ra không khí rất sôi động. Chương trình này giúp nâng cao ý thức cho các em học sinh trong việc phòng chống ma túy, với nhiều ý nghĩa thiết thực. Các em sẽ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để tự phòng chống ma túy cho bản thân, ngoài ra mỗi em sẽ trở thành một tuyên truyền viên để giúp ích cho bạn bè, gia đình, xã hội.”
Việc phòng ngừa lạm dụng ma túy trong trường học ở nhiều quốc gia trên thế giới luôn được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của những người làm công tác phòng, chống ma túy nói riêng, của toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên để ngăn chặn và đẩy lùi ma túy xâm nhập vào giới trẻ thì rất cần có sự quản lý, giáo dục từ chính mỗi gia đình và sự quan tâm phối hợp, chung tay góp sức của các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội, tạo cho thanh, thiếu niên có một môi trường sống lành mạnh và an toàn. Bên cạnh đó, cần nhân rộng các chương trình tập huấn, tuyên truyền tại tất cả các địa phương trên cả nước, để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác phòng, chống ma túy tại trường học.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD
Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616
Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.
Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2023 - 2024, Viện PSD phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thực hiện chuỗi các chương trình tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phòng, chống ma túy cho cán bộ, quản lý và học sinh, sinh viên một số trường học trên địa bàn.
Thời gian gần đây, ma túy đã và đang âm thầm xâm nhập học đường với nhiều chủng loại đa dạng hơn, sử dụng đơn giản hơn. Đáng báo động , tên gọi, chủng loại ma túy thay đổi hằng ngày, với hàng trăm hoạt chất khác nhau khiến học sinh, sinh viên, thầy cô và gia đình các em khó phát hiện.
Trong 2 ngày 01-02/11/2022, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD (Viện PSD) tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phòng chống ma túy trong trường học năm học 2022-2023”, nhằm thực hiện các nhiệm vụ phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS trong trường học theo kế hoạch 599/KH-BGDĐT.
Sáng ngày 25/06, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD đã phối hợp với Uỷ ban BAXH – Caritas Hà Nội tổ chức khoá tập huấn kỹ năng phòng chống ma tuý cho nhóm nòng cốt và cộng tác viên và tình nguyện viên công giáo bao gồm 37 học viên thuộc 7 Giáo hạt trong TGP Hà Nội. Khóa tập huấn diễn ra tại phân khoa Triết học Đại Chủng Viện Thánh Giuse, số 125 Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Từ ngày 24/12- 28/12 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD (Viện PSD) tổ chức chương trình tuyên truyền phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội cho Cán bộ Quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh bằng hình thức trực tuyến.
Sở GD&ĐT tỉnh Long An tiếp tục phối hợp Viện PSD thực hiện tập huấn trực tuyến cho khoảng 160 chuyên viên Phòng GD&ĐT, giáo viên làm tổng phụ trách Đội trường THCS; 90 cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác Đoàn trường THCS&THPT, THPT, Trung tâm GDTX&KTTH.
Ngày 20/12, nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch 599 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Sở GD&ĐT tỉnh Long An phối hợp với Viện nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD (Viện PSD) tổ chức tập huấn kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học năm 2021.