Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2023 - 2024, Viện PSD phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thực hiện chuỗi các chương trình tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phòng, chống ma túy cho cán bộ, quản lý và học sinh, sinh viên một số trường học trên địa bàn.
Ngày 12/4/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD (Viện PSD) đã tổ chức tập huấn kỹ năng phòng chống ma túy cho giáo viên, sinh viên sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk.
Tại cuộc tập huấn, thay mặt Viện PSD, ThS Hoàng Tùng Diễn, Giám đốc Dự án khu vực Tây Nguyên đã dành thời gian tập trung hướng dẫn, trao đổi các kỹ năng phòng ngừa ma túy, nội dung mới quan trọng, hết sức cần thiết cho mọi thành phần, xã hội hiện nay.
Những năm qua, do nhiều yếu tố, tình hình ma túy trong nước và quốc tế vẫn diễn biến phức tạp. Bọn tội phạm ma túy ngày càng nhiều âm mưu, thủ đoạn buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo người dân sử dụng ma túy. Do vậy, số người sử dụng và nghiện ma túy tiếp tục tăng đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Đồng thời, xuất hiện ngày nhiều loại ma túy mới độc hại, nguy hiểm. Nghị định của Chính phủ (năm 2022) đã quy định 555 loại ma túy thuộc nhiều nhóm (ức chế thần kinh, kích thích, gây hoang tưởng, ảo giác…).
Với công tác phòng chống ma túy thì công tác phòng ngừa sử dụng trái phép chất ma túy là cực kỳ quan trọng để trực tiếp giảm số người mới sử dụng ma túy (giảm cầu) và qua đó làm giảm tình hình buôn bán ma túy (giảm cung). Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo từ nay cần phải làm tốt công tác phòng ngừa, xác định phòng ngừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Mỗi người dân cần được trang bị kiến thức về phòng ngừa để tự bảo vệ mình và những người thân trước những tác động, các yếu tố nguy cơ của ma túy. Muốn vậy, từ nhận thức về ma túy, điều quan trọng nhất là mọi người phải được hướng dẫn một cách sâu sắc, nhuần nhuyễn các kỹ năng phòng ngừa. Có thể nói kỹ năng phòng ngừa là vũ khí sắc bén, là cẩm nang để giúp người ta nhận thức, rèn luyện để chiến thắng, vượt qua những yếu tố, hoàn cảnh cụ thể nguy cơ cao khi bị ma túy đe dọa. Kỹ năng chính là phần “lõi” của phòng ngừa.
Nói một cách chính xác thì từ trước đến nay, nhìn chung người ta đều thấy sự cần thiết của phòng ngừa. Nhưng làm gì và làm thế nào để phòng ngừa…thì có khi còn bảo thủ và bế tắc. Trong bối cảnh đó, Viện PSD là đơn vị đi đầu trong trong việc nghiên cứu và ứng dụng kỹ năng phòng ngừa ma túy. Đáp ứng yêu cầu phòng ngừa ma túy cho các các thành phần xã hội, Viện đã biên soạn thành tài liệu Kỹ năng phòng chống ma túy cho học sinh THPT, THCS, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh (tài liệu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt).
Trên tinh thần đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa sử dụng trái phép chất ma túy đó, từ năm 2023, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, Viện PSD đã tập huấn cho hơn 500 người là nòng cốt để triển khai áp dụng công tác phòng ngừa bằng các kỹ năng tại tỉnh Đắk Lắk như cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, bí thư đoàn trường, các tổng phụ trách Đội thuộc Sở GD ĐT; cán bộ phụ trách ATGT, phòng chống ma túy (huyện Krông Bông), học sinh, sinh viên 1 số trường…
Để làm tốt công tác phòng ngừa thời gian tới, cùng với việc tăng cán bộ, giáo viên, học sinh...thì cán bộ các cấp, các ngành, cha mẹ học sinh, thanh thiếu niên tại cộng đồng…trên địa bàn tỉnh cũng cần được hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa ma túy với nội dung ngày càng chuyên sâu. Điều này đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm từ Trung ương đến địa phương cần thực sự quan tâm đổi mới nhận thức, cách làm, bố trí nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục kỹ năng phòng ngừa ma túy.
Lê Hiền
Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.
Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD