PSD VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG TÁI NGHIỆN: CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP

Hoạt động chống tái nghiện chỉ có thể thành công vững chắc khi người nghiện tự xác định được hoặc được hỗ trợ để tìm ra động cơ tái sử dụng ma túy của họ. Tức là trả lời cho các câu hỏi xoay quanh vấn đề: Loại căng thẳng cảm xúc nào, loại kích thích nào trong trí nhớ đóng vai trò là yếu tố quan trọng nhất kích hoạt ham muốn sử dụng lại ma túy?

 2.1.2 Nguyên nhân tái nghiện (tiếp theo)

 

Ở người nghiện, những khái niệm như ma túy, heroin, bơm kim tiêm…được hình thành và củng cố vững chắc gắn liền với những hình ảnh và cảm xúc đi kèm.

 

Dần dần, không cần sử dụng ma túy hay tiếp xúc trực tiếp với những đối tượng liên quan đến ma túy mà chỉ bằng việc hồi tưởng lại, người nghiện cũng có thể dễ dàng tái hiện lại trong đầu những đối tượng, tác nhân kích thích này khiến cảm giác thèm muốn quay trở lại, thôi thúc thực hiện hành vi sử dụng ma túy.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Việc hồi tưởng lại những hình ảnh, cảm xúc liên quan đến ma túy sẽ khiến những nơrơn đặc trưng cho những khái niệm, thông tin liên quan đến ma túy được kích hoạt trở lại và liên kết với nhau gợi nhắc lại hành vi sử dụng ma túy.

 

 Vì vậy, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm không sử dụng ma túy nhưng những cảm giác hưng phấn đã được ghi nhớ trên vỏ não cũng vẫn còn được lưu giữ nếu không có những phương pháp tác động đặc biệt nhằm khiến chúng bị suy yếu.

 

Như vậy, sự lệ thuộc tâm lý vào ma túy suy cho cùng là do sự ghi nhớ các khoái cảm, sự dễ chịu, thoải mái do phê ma túy mang lại. Tuy nhiên, cơn thèm nhớ ma túy hay nói cách khác là ký ức về các khoái cảm do ma túy đem đến chỉ có thể sống lại khi xảy ra quá trình tái hiện các tác nhân kích thích gắn liền với sự xuất hiện cảm giác phê ma túy. Cảm giác ấy sống lại, hay cơn thèm nhớ ma túy bùng phát gây ra ở chủ thể trước hết sự căng thẳng tâm lý. Từ sự căng thẳng tâm lý ấy dẫn tới sự căng thẳng thể chất, tức là sự căng thẳng được đẩy tới mức cao điểm dẫn tới xuất hiện nhu cầu, động cơ sử dụng ma túy để giải tỏa sự căng thẳng, bức bách đang xâm chiếm đời sống của chủ thể.

 

Cũng theo Lý thuyết hệ thống chức năng, động cơ sử dụng ma túy tạo nên hướng tâm xuất phát trong khâu tổng hợp hướng tâm của hệ thống chức năng. Nếu lúc này, chủ thể có thêm tác nhân là hướng tâm tình huống, ví dụ như gặp lại một người bạn nghiện cũ và bị rủ rê dùng ma túy thì sẽ dẫn chủ thể đến việc ra quyết định tái sử dụng ma túy.

 

Từ ra quyết định tái sử dụng cho đến khi hiện thực bằng hành vi sử dụng là quá trình thiết lập chương trình hành động nhằm trả lời cho câu hỏi làm thế nào để có thể dùng ma túy. Đến lúc này, hành vi tái sử dụng ma túy đã trở thành một hành động có mục đích, có động cơ. Sau khi sử dụng ma túy, hệ thống chức năng trong cơ thể của chủ thể xuất hiện dòng hướng tâm ngược về kết quả đạt được, tức khả năng đáp ứng của hành vi sử dụng ma túy vừa được thực những mong muốn ban đầu của chủ thể. Đây chính là cơ chế tái nghiện được chúng tôi giải thích dựa trên Lý thuyết hệ thống chức năng.

 

Tóm lại, hoạt động chống tái nghiện chỉ có thể thành công vững chắc khi người nghiện tự xác định được hoặc được hỗ trợ để tìm ra động cơ tái sử dụng ma túy của họ. Tức là trả lời cho các câu hỏi xoay quanh vấn đề: Loại căng thẳng cảm xúc nào, loại kích thích nào trong trí nhớ đóng vai trò là yếu tố quan trọng nhất kích hoạt ham muốn sử dụng lại ma túy?

 

Trên cơ sở đó, hướng can thiệp của PSD tập trung tác động vào quá trình tổng hợp hướng tâm mà trong đó làm thay đổi động cơ chi phối theo hướng từ chỉ biết/muốn sử dụng ma túy để loại bỏ căng thẳng nhằm đạt được cảm giác thoải mái, dễ chịu do trạng thái phê ma túy mang lại sang loại hành vi tỉnh táo, lành mạnh với các nhận thức và cảm xúc mới tích cực.

 

Quá trình can thiệp vào động cơ chi phối này sẽ thành công nếu người nghiện loại bỏ được căng thẳng tâm lý mà không cần dùng ma túy; cùng với đó các mối liên kết giữa các nơron đặc trưng cho những khái niệm liên quan đến ma túy trước đây sẽ bị suy yếu dần, ưu tiên cho những mối liên kết mới giữa các nơrơn được hình thành liên quan đến trạng thái thư giãn thoải mái, dễ chịu đạt được ở người nghiện. Để đạt được điều này, chúng tôi sử dụng một kĩ thuật đặc biệt đi kèm với ngôn ngữ tình cảm mà trong những phần sau sẽ được chúng tôi trình bày rõ hơn.

Trung tâm PSD

 

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD