Kỹ năng ứng phó khi gặp người “ngáo đá” tấn công/ uy hiếp/ khống chế

Thời gian vừa qua, không ít lần chúng ta bắt gặp các bài báo với tiêu đề như “thanh niên ngáo đá cầm dao chém người đi đường”, “người ngáo đá xông vào đốt nhà dân”, … gây ra nhiều vụ án thương tâm và gây hoang mang dư luận.

Thời gian vừa qua, không ít lần chúng ta bắt gặp các bài báo với tiêu đề như “thanh niên ngáo đá cầm dao chém người đi đường”, “người ngáo đá xông vào đốt nhà dân”, … gây ra nhiều vụ án thương tâm và gây hoang mang dư luận.

Ảnh minh hoạ.

“Ngáo đá” là tình trạng người sử dụng ma tuý đá rơi vào trạng thái bị hoang tưởng, ảo giác, mất nhận thức, mất khả năng kiểm soát cảm xúc và hành động, có thể gây nguy hại cho chính bản thân họ, người thân ruột thịt và những người xung quanh.

Vậy nếu gặp phải người “ngáo đá”, chúng ta nên xử lý như thế nào?

1.Trong trường hợp bạn là người bị người “ngáo đá” khống chế/ tấn công/ uy hiếp

Khi bị người “ngáo đá” khống chế/ tấn công/ uy hiếp bạn cần hết sức giữ bình tĩnh. Tuyệt đối không nên kích động làm cho người trong cơn “ngáo đá” bị mất kiểm soát khiến họ có thẻ tấn công/ làm hại bạn ngay lập tức. Chỉ khi giữ được bình tĩnh các bạn mới có thể quan sát, suy nghĩ và được ra được giải pháp hợp lý là chủ động bảo vệ bản thân mình hay tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài để thoát khỏi tính huống đó.

Không nên van xin, gào khóc, làm cho người ngáo đá bị căng thẳng, mất kiểm soát và làm tổn thương người bị khống chế.

Giả vờ đáp ứng yêu cầu hoặc nương theo suy nghĩ, hành vi của người “ngáo đá” để đánh lạc hướng sự tập trung của họ vào bạn. Lựa chọn thời cơ an toàn để thoát thân.

Tự trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng quan sát, kỹ năng đánh giá tình huống nguy cơ, kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp nguy cấp, …

Học các kỹ thuật phòng vệ đảm bảo bản thân được an toàn khi thoát ra khỏi tình huống bị người “ngáo đá” tấn công/ khống chế/ uy hiếp: giả vờ làm theo điều đối phương uy hiếp, lợi dụng khi đối phương chủ quan tìm cơ hội để thoát thân. Chỉ tự thoát thân khi thấy an toàn tuyệt đối.

Trong tình huống nguy hiểm đến tính mạng, lựa chọn ưu tiên là bảo vệ mạng sống của mình và tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp.

2. Trong trường hợp bạn là người chứng kiến người “ngáo đá” đang tấn công/ khống chế/ uy hiếp người khác

Bạn gọi điện ngay cho cơ quan chức năng để tìm kiếm sự trợ giúp: 113 hoặc 115.

Đồng thời ra tín hiệu trấn an tâm lý cho người đang bị khống chế để cùng phối hợp tìm cách thoát thân.

Giải tán đám đông hiếu kỳ nếu có. Càng có nhiều người tập trung, người “ngáo đá” càng dễ kích động và có thể làm hại đến con tin.

Cố gắng tìm ra người có khả năng thương thuyết với người “ngáo đá” để giảm sự tập trung của người “ngáo đá” vào việc làm hại con tin trong thời gian chờ đợi lực lượng chức năng ứng cứu.

Chúng ta có thể gặp người “ngáo đá” ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào. Việc chủ động trang bị cho bản thân những kỹ năng ứng phó khi gặp người “ngáo đá” tấn công/ khống chế/ uy hiếp, sẽ giúp bạn không những biết cách tự bảo vệ bản thân mình mà còn có thể hỗ trợ cho người khác trong trường hợp không may xảy ra.

Nguyễn Phương – Viện PSD

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD