Giải pháp vượt qua cơn them nhớ ma túy

Nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm lý hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm lý hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý hoặc không, và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều loại ma tuý.

“Trì hoãn quyết định sử dụng ma túy”

Cơn thèm nhớ ma túy thường không dự báo được khi xuất hiện nên NSDMT thường khó nhận biết và đề phòng ở giai đoạn cơn thèm nhớ mới hình thành. Và lẽ đương nhiên, NSDMT chỉ nhận ra khi cơn thèm nhớ đó đã lên đến đỉnh điểm, khi mà hành vi phải tìm và SDMT đã được thiết lập trong não bộ, rất khó trong lúc này để họ có thể nghĩ đến việc khác ngoài việc SDMT. Tuy nhiên, cơn thèm nhớ này cũng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 20 phút đến 30 phút nếu trong quãng thời giãn này, NSDMT trì hoãn ham muốn của mình được thì việc thực hiện hành vi sử dụng khi cơn thèm nhớ đã qua đi là rất khó.

“Đánh lạc hướng bản thân bằng những hoạt động khác”

Là cách dừng lại những suy nghĩ về ma túy khi cơn thèm nhớ ập đến. thông thường não bộ của con người chỉ có thể tập trung cao vào một việc nào đó trong khoảng thời gian nhất định, vì vậy nếu chúng ta thực hiện một hoạt động nào đó khác thì có thể chuyển hướng những suy nghĩ về ma túy sang những suy nghĩ tích cực hơn. Mỗi người có thể lựa chọn những hoạt động mà bản thân yêu thích hay cảm thấy hứng thú khi thực hiện như: xem phim, nghe nhạc, chơi thể thao...

“Độc thoại tích cực”

Nếu cơn thèm nhớ đến không báo trước và ngay lúc đó bạn đang ở một mình, Độc thoại có thể tạ nên sức mạnh rất lớn. Khi độc thoại, chúng ta có thể nói về những điều thuộc về nhận thức mà ta có thể làm được, cũng có thể nói về những hậu quả tiêu cực có thể xảy đến với bản thân nếu như thực hiện hành vi tái SDMT. Độc thoại tích cực có thể làm thay đổi những suy nghĩ tiêu cực.

“Chia sẻ với người khác về cơn thèm nhớ”

Với nhiều người, việc một mình chịu đựng cơn thèm nhớ thật sự là một việc rất khó khăn. Gọi điện thoại hay nói chuyện trực tiếp với bạn bè hoặc người thân nào đó đáng tin cậy cũng là một cách hiệu quả giúp vượt qua cơn thèm nhớ. Điều đó góp phần giải tỏa những khó chịu mà bản thân đang phải chịu đựng đồng thời cũng có thể tìm kiếm những sự giúp đỡ hữu ích từ người xung quanh và tăng thêm động lực để không sử dụng lại ma túy.

“Thư giãn, tưởng tượng”

Ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ hoặc một hình mẫu để hướng đến hoặc một người mà mình yêu thương, quí mến. chính vì vậy, thay vì việc tiếp tục suy nghĩ đến việc sử dụng ma túy, NSDMT có thể tập trung tưởng tượng đến những hình ảnh đó, nhằm tìm kiếm sự thoải mái, dễ chịu trong tâm trí. Đồng thời, có thể giúp bản thân trở nên thư giãn, thả lỏng hơn bằng những bài tập đơn giản hay bằng bài tập hít thở. Việc tập trung hít thở sâu sẽ giúp ổn định hơi thở, ổn định nhịp tim, đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng hơn, loại bớt những ảnh hưởng khó chịu do cơn thèm nhớ gây ra.

“Ra quyết định”

Phương pháp này thường được phối hợp đồng thời cùng các phương pháp trên, khi mà ham muốn SDMT đang dần lung lay và không còn mãnh liệt, ngay lúc này NSDMT phải đưa ra quyết định dừng hành vi SDMT một cách kiêm quyết,  hãy tự hỏi bản thân về những lý do tại sao mình muốn ngừng sử dụng, tại sao mình đã cố gắng để vượt qua giai đoạn cắt cơn, và quan trọng nhất, điều gì sẽ xảy ra nếu tiếp tục sử dụng lại ma túy. NSDMT nên ghi lại những tác hại của việc sử dụng ma túy cũng như những lợi ích của việc từ bỏ ma túy để khi đối mặt với những yếu tố cám dỗ hay khi xuất hiện cơn thèm nhớ, họ có thể tập trung suy nghĩ về những điều này; từ đó đưa ra được những quyết định một cách nhanh chóng và đúng đắn.

“Nhật ký cơn thèm nhớ ma túy”

Đối với nhiều người viết nhật ký đã không còn gì xa lạ, nhưng thế nào là nhật ký cơn thèm nhớ ma túy và nó có vai trò như thế nào trong việc kiểm soát cơn thèm nhớ ma túy?

Viết Nhật ký cơn thèm nhớ là một biện pháp cần thiết để giúp NSDMT nhận biết một cách nhanh nhất những tác nhân kích thích ham muốn sử dụng ma túy (hay các yếu tố gợi nhớ) cũng như những dấu hiệu của cơn thèm nhớ; từ đó có thể kiểm soát cơn thèm nhớ một cách hiệu quả hơn. Nhật ký cơn thèm nhớ được ghi mỗi ngày cho phép chủ thể theo dõi được quá trình xuất hiện và biến mất của mỗi cơn thèm nhớ cùng với các yếu tố liên quan đến việc hình thành cơn thèm nhớ:

-  Những người, địa điểm, vật dụng, tình huống, cảm xúc , sự kiện nào khiến cơn thèm nhớ ma túy xuất hiện?

-  Cơn thèm nhớ kéo dài trong bao lâu?

- Cơn thèm nhớ biểu hiện như thế nào: triệu chứng thể chất, triệu chứng tâm lý…

-  Làm thế nào để vượt qua cơn thèm nhớ?

Viết Nhật ký cơn thèm nhớ cũng giúp NSDMT theo dõi được những sự tiến bộ của bản thân cũng như sự thay đổi của các cơn thèm nhớ. Sau mỗi lần vượt qua cơn thèm nhớ thành công, những cơn thèm nhớ tiếp theo sẽ dần dần trở nên ổn định hơn, giúp ta có thêm động lực và sự tự tin để đối phó với những cơn thèm nhớ tiếp theo.

Không có biện pháp nào là hoàn hảo tuyệt đối khi đối phó với cơn thèm nhớ ma túy, NSDMT nên thực hiện đồng thời với các biện pháp đối phó khác như: thư giãn, tưởng tượng; độc thoại tích cực, chia sẻ với người khác về cơn thèm nhớ ma túy… và tốt hơn nhất tham gia một quy tình trị liệu tâm lý, để được trang bị những kỹ năng vượt qua cơn thèm nhớ thành công.

                                                                                                                                                                                                                                                                                Ths.Mai Thương - Viện PSD

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD