Vì một xã hội không ma túy!

Phương pháp “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” do Trung tâm PSD đưa ra là một phương pháp hoàn toàn mới ở Việt Nam, được nghiên cứu và triển khai dựa trên việc học hỏi kinh nghiệm điều trị cai nghiện của Viện hành vi Nga đã được áp dụng rộng rãi và thành công trên rất nhiều người nghiện ma túy ở nước này.

Cuộc chiến chống ma túy quả thực vô cùng gian nan và còn rất nhiều việc phải làm. Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy PSD ra đời từ một khát vọng cháy bỏng là cùng toàn xã hội chung tay góp sức trong cuộc chiến với ma túy, đặc biệt là khát vọng xây dựng và phổ biến một phương pháp chống tái nghiện hiệu quả, mang tính bền vững cao.

 

Có thể nói Phương pháp “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” ra đời trong bối cảnh yêu cầu cấp bách của thực tiễn đang đặt ra hiện nay là cần phải có những mô hình, liệu pháp điều trị cai nghiện cũng như chống tái nghiện ma túy hiệu mang tính bền vững và quả hơn nữa. Trên thế giới, liệu pháp tâm lý được coi là một hướng can thiệp mang lại hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe của con người. Vì liệu pháp tâm lý có các các ưu điểm riêng, chẳng hạn chi phí điều trị rẻ hơn dùng thuốc và trong nhiều trường hợp, người bệnh không cần phải nằm viện.

 

Phương pháp “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” do Trung tâm PSD đưa ra là một phương pháp hoàn toàn mới ở Việt Nam, được nghiên cứu và triển khai dựa trên việc học hỏi kinh nghiệm điều trị cai nghiện của Viện hành vi Nga đã được áp dụng rộng rãi và thành công trên rất nhiều người nghiện ma túy ở nước này. Chính vì thế phương pháp “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” sẽ hứa hẹn đem đến những hiệu quả cao trong lĩnh vực cai nghiện và chống tái nghiện. Liệu pháp tâm lý dựa trên cơ sở giao tiếp ngôn ngữ có thể giúp người nghiện hướng đến khả năng vượt qua trình trạng lệ thuộc và thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Cách tiếp cận tâm lý trị liệu không dùng bất kỳ hóa chất, thành phần hóa dược nào để đưa vào cơ thể người cai nghiện mà thuần túy là những bài tập chuyển đổi các khuôn mẫu chức năng mang tính bệnh lý ở các cấp độ tổ chức khác nhau đi kèm với việc đào tạo, hướng dẫn bằng ngôn ngữ tình cảm nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cho chủ thể. Từ đó khuyến khích chủ thể tính tự chịu trách nhiệm, lựa chọn những quyết định phù hợp với bản thân và mang tính thích nghi xã hội. Vì vậy, cách tiếp cận tâm lý trị liệu mang tính nhận thức và nhân văn sẽ tạo ra động lực tích cực, giúp người nghiện ma túy cai nghiện thành công một cách bền vững. Bên cạnh đó, thời gian tham gia vào tiến trình trị liệu của PSD chỉ kéo dài trong khoảng 2-3 tháng. Học viên là những người từng sử dụng ma túy không cần phải cách ly với cộng đồng mà vẫn có thể đồng thời vừa tham gia trị liệu vừa sinh hoạt và làm việc bình thường. Chính vì thế có thể triển khai nhân rộng tại mỗi địa phương.

 

Tuy nhiên, khi triển khai vào thực tiễn Phương pháp “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” sẽ phải đối diện với một số thách thức lớn. Cho đến nay, đa phần người dân Việt Nam còn xa lạ với những hoạt động mang tính trợ giúp, trị liệu tâm lý trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt là trong lĩnh vực điều trị nghiện ma túy. Chính vì thế để phương pháp này được nhiều người biết đến hơn, giúp họ có thể xóa bỏ được tâm lý e ngại khi tham gia điều trị thì cần có một khoảng thời gian nhất định để tạo dựng sự tin tưởng.

 

Thực tiễn triển khai phương pháp cho thấy mức độ nhận thức về ma túy (tác hại, nguyên nhân tái nghiện…) của người dân nói chung và ngay cả những  người nghiện ma túy là chưa cao. Vì thế hầu hết các học viên khi bắt đầu tham gia tiến trình trị liệu sẽ cần có thời gian để nâng cao nhận thức, nâng cao động lực quyết tâm cai nghiện thành công. Bên cạnh đó, mô hình trị liệu theo phương pháp “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” là mô hình trị liệu cá nhân, hơn thế mỗi một học viên sẽ được làm việc với một ê-kíp chuyên gia. Đây sẽ là một bài toán về đội ngũ nhân lực khi triển khai với số lượng lớn người tham gia trị liệu.

 

Mặc dù vậy, từ khi ra đời đến nay Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy đã thực hiện truyền thông về tác hại của ma túy và các kỹ năng phòng chống tái nghiện tại 21 Trung tâm chữa bệnh, Giáo dục và Lao động xã hội ở 10 tỉnh thành phía Bắc. Đồng thời, PSD cũng đã tiến hành khảo sát mức độ nhận thức về ma túy và hành vi sử dụng ma túy trên gần 20 nghìn học viên ở các Trung tâm này. Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 60% số học viên có thể cai nghiện thành công, duy trì hành vi không sử dụng ma túy bền vững bằng phương pháp “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm”.

 

Với cơ sở lý luận khoa học và những thành công thực tiễn bước đầu, PSD tin tưởng vào tính hiệu quả của phương pháp “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm”. Tuy nhiên, cần có một kiểm chứng khoa học mang tính thuyết phục cao hơn về tính hiệu quả và khả năng ứng dụng rộng rãi của phương pháp hiện đang là một hướng hoạt động trọng tâm của PSD. Vì vậy, PSD mạnh dạn đề xuất sự vào cuộc của Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các cơ quan ban ngành để cùng đánh giá khả năng ứng dụng thực tiễn của Phương pháp “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm”. PSD xin đề xuất Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lập một dự án thí điểm triển khai việc áp dụng quy trình trị liệu phương pháp này. PSD cũng đề xuất Bộ Y tế lập một tổ chuyên trách giám sát, đánh giá phương pháp chống tái nghiện này sau 2 năm thí điểm. Với Liên hiệp Khoa học Kĩ thuật Hà Nội, PSD mong muốn nhận được sự hợp tác, giúp đỡ nhằm hoàn thiện hơn phương pháp và có hướng nghiên cứu sâu hơn về hướng can thiệp với các trường hợp nghiện ma túy đá cũng như một số loại ma túy mới gần đây.

 

PSD tin tưởng rằng với sự vào cuộc của Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các cơ quan ban ngành chuyên môn khác sẽ là nguồn động lực lớn để PSD hoạt động không đơn độc trong công cuộc phòng chống ma túy nói chung, xây dựng và hoàn thiện phương pháp chống tái nghiện “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” nói riêng - Tất cả nhằm mục tiêu “Vì một xã hội không ma túy”!

Trung tâm PSD

 

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD