Đại diện các cơ quan hữu quan đánh giá về phương pháp mới của PSD.

Có thể nói đây là một tin tốt, cho chúng ta có thể tin rằng nghiện có thể cai được. Tôi nghĩ đây là một hướng mới mà nhất là các cơ quan chức năng cần lưu ý, ứng dụng sâu hơn nữa để giải quyết các vấn đề thực tiễn…”

Hội thảo “Một số nghiên cứu mới trong phòng ngừa và chống tái nghiện ma túy” do Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy (viết tắt là PSD) phối hợp cùng với Tạp chí Trí thức & Phát triển tổ chức” đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, học giả đến từ nhiều cơ quan hữu quan. Bài viết dưới đây xin trích dẫn một số ý kiến đánh giá.

 

TS Lương Chí Thành - Chuyên gia Bộ Y tế:

 

“…Ở đây, chúng ta thấy có sự thay đổi về mặt nhận thức. Phần lớn chúng ta cho rằng nghiện là một bệnh mãn tính của não bộ và không thể chữa khỏi. Tuy nhiên trong trình bày vừa rồi của PSD cho thấy một quan điểm khác: Nghiện ma túy có thể điều trị được. Vậy, sự thay đổi này xuất phát từ đâu? Nó xuất phát từ thay đổi rõ ràng về hoạt động của não bộ. Mọi tư duy của chúng ta ở các góc độ như ngôn ngữ, tri giác, hành động ra lệnh v..v... đều được hiểu là tồn tại trong não, tồn tại trong các mạng nơron.

 

 

Đặt trong trường hợp người nghiện: Dùng ma túy được gọi là một hành vi - tạo dựng trong não bộ một khuôn mẫu kết nối, khuôn mẫu của một mạng nơron liên kết. Dưới tác động của ngôn ngữ có thể thay đổi khuôn mẫu đó. Chúng  ta không chỉ hiểu đó là các tác động tâm lý mà cần nhìn theo góc độ thay đổi ở mặt phân tử. Sự thay đổi đó tạo nên các liên kết mới mà theo như cách gọi trong báo cáo của PSD - hình thành nên khuôn mẫu lành mạnh - không dùng ma túy. Quá trình chúng ta tư duy, tác động tới não dẫn tới thay đổi cấu trúc, kích hoạt hoạt động trong bộ máy di truyền - cụ thể là ADN. Thực tế nó đã diễn ra như thế! Tôi đã từng học tập ở liên Xô, trong lĩnh vực này các nhà khoa học Nga có tiến bộ lớn. Khi tôi tiếp cận với chuyên gia Nga ở Viện hành vi (Nga) người ta khẳng định có thể cai nghiện được 100%.

Vậy, có thể nói đây là một tin tốt, cho chúng ta có thể tin rằng nghiện có thể cai được. Tôi nghĩ đây là một hướng mới mà nhất là các cơ quan chức năng cần lưu ý, ứng dụng sâu hơn nữa để giải quyết các vấn đề thực tiễn…”.

 

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội

 

“Tôi có một vài nhận xét từ Hội thảo này: Đầu tiên tôi thấy được tấm lòng của anh Lê Trung Tuấn. Những việc làm của anh đã góp thêm sức mạnh, tạo ra sự chuyển biến mới và điều này là rất đáng trân trọng. Tôi cho rằng nghiên cứu nhận thức học sinh sinh viên về ma túy mà PSD vừa công bố là rất tốt, rất đáng hoan nghênh. Nhưng, một mình anh Tuấn thì không thể giải quyết hết mà chúng ta phải hỗ trợ anh và trung tâm PSD trong công cuộc gian nan hiện nay. PSD và anh Tuấn đang cần sự hợp tác của các trung tâm khoa học, các cơ quan chức năng… cùng thực hiện để phát triển, mở rộng hơn nữa hướng đi đúng đắn này. Và cá nhân tôi xin chia sẻ rằng chúng tôi muốn đồng hành cùng PSD nhằm thực hiện các chương trình!”.

 

 

Hoàng Đức Vượng - Giám đốc sở LĐTB &XH tỉnh Yên Bái:

 

“Tôi từng là một bác sĩ, thực hiện công việc liên quan đến cai nghiện gần 25 năm nay, tham khảo nhiều phương pháp điều trị cai nghiện. Tôi thấy: Đồng tình với các vị, rất phấn khởi trong lúc khó khăn này có những người dành tâm và lực để cùng giải quyết khó khăn - hết sức trân trọng! Thứ hai, nói về nghiện ma túy: Trước, ta nhận thức khác, giờ ta thấy đó là tổn thương não bộ, trở thành mãn tính, lệ thuộc, người nghiện là một bệnh nhân. Đã là một bệnh, tức là trạng thái cân bằng của cơ thể bị phá vỡ. Chúng ta cần đưa về trở về trạng thái cân bằng động, tiến tới trạng thái cân bằng tĩnh. Tôi nhất quán với trung tâm PSD đã theo trường phái y học Nga - phản xạ có điều kiện. Phản xạ có điều kiện có chỉ huy - từng bước phá vỡ phản xạ có điều kiện trước đó - như vậy cách đi của PSD tôi cho rằng ổn. Lực lượng chúng ta làm hiện nay mới tập trung cai nghiện bằng thuốc, bắt buộc và cách ly. Phương pháp về tâm lý đang là một “sân rộng”, chúng ta chưa có điều kiện liệu pháp tâm lý cho từng cá nhân. Liệu pháp này giải quyết được khoảng trống đó. Hôm nay tôi đến đây không tranh luận và trân trọng, để tâm và theo chân các anh!”.

 

Ông Lê Chí Cường - Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội Thanh Hóa.

 

Với  báo cáo của PSD “Nhận thức của học sinh, sinh viên về ma túy và các hoạt động truyền thông trong trường học”. Tôi cho rằng PSD đã chỉ ra đúng cái thực trạng chúng ta đang gặp phải, đang vướng mắc. Đây là điều tôi cảm thấy hoan nghênh nhất, cần phải khuyến khích và quan tâm sâu sát. Tôi thấy như mình vừa được nghe một bản kiểm điểm trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và cảm thấy đáng buồn vì chúng ta chưa thực sự chú trọng đến việc phòng ngừa, giáo dục về ma túy cho lứa tuổi học sinh. Chúng ta chưa thực sự chưa làm đồng bộ!

Trung tâm PSD.

 

 

 

 

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD