Công tác cai nghiện - còn nhiều vướng mắc

Đến cuối tháng 9-2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy, trung bình mỗi năm tăng khoảng 7.000 người nghiện. Việc đưa người nghiện vào trung tâm cai nghiện bắt buộc trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt tỷ lệ rất thấp. Trung bình người nghiện “đốt” hơn 14.000 tỉ đồng/năm; trong đó 19.000 người nghiện ở TP.HCM “đốt” hơn 1.300 tỉ đồng.

Nhiều khó khăn, bất cập

 

Đến hết tháng 9-2014, toàn quốc mới chỉ có 10 tỉnh, thành phố tổ chức đưa được 33 người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của tòa án nhân dân cấp huyện. 

 

Theo báo cáo rà soát, quản lý người nghiện của Bộ Công an cho thấy, tình hình nghiện ma túy ở nước ta vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp: người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn trong cả nước; số người tái nghiện vẫn ở tỷ lệ cao... 

 

 Vấn đề nổi lên đang gây vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện liên quan đến sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và các tổ chức xã hội tại một số địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ; xác định hồ sơ còn nhiều thủ tục và thời gian còn dài; xử lý đối tượng nghiện ma túy từ 12 đến 18 tuổi chưa thống nhất trong Luật phòng chống ma túy với Luật xử lý vi phạm hành chính, đồng thời thiếu thông tư hướng dẫn nên không đưa được người nghiện vào trại cai nghiện bắt buộc.

 

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Ảnh: VGP/Nhật Bắc - See more at: http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-Danh-gia-nghiem-tuc-cong-tac-cai-nghien-ma-tuy-va-quan-ly-sau-cai/201411/22007.vgp#sthash.hXum36KZ.dpuf
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Ảnh: VGP/Nhật Bắc - See more at: http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-Danh-gia-nghiem-tuc-cong-tac-cai-nghien-ma-tuy-va-quan-ly-sau-cai/201411/22007.vgp#sthash.hXum36KZ.dpuf

Trong phiên hợp về công  tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chúng ta cần tiến hành sơ kết, tổng kết công tác này, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá nghiêm túc, nguyên nhân và trách nhiệm, trả lời cho được câu hỏi vì sao công tác này chưa hiệu quả, từ đó bổ sung những chỉ đạo, giải pháp mới, phù hợp thực tế; bảo đảm công tác phòng, chống ma túy, công tác CNMT và QLSCN đạt hiệu quả hơn. Thủ tướng nêu rõ, theo Hiến pháp năm 2013, việc hạn chế quyền công dân, quyền con người phải được quy định bởi Luật và phải được quyết định bởi Tòa án. Luật Xử lý vi phạm hành chính mới thông qua đã thể hiện tinh thần này. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn cuộc sống, có một số điều, quy định giữa luật này và các luật liên quan còn chưa đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn, từ đó đặt ra yêu cầu phải kiến nghị xem xét, sửa đổi, vừa bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đồng thời phù hợp thực tiễn, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý quan điểm Chính phủ sẽ kiến nghị với Quốc hội cho thí điểm lập Trung tâm tiếp nhận xã hội bắt buộc để cắt cơn, giải độc và chuẩn bị các thủ tục để Toà án quyết định đưa các đối tượng nghiện ma túy không có nơi cư trú đến các cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc kiến nghị với Quốc hội cho lùi một số điều trong Luật xử phạt vi phạm hành chính trong khi chưa sửa đổi, bổ sung các quy định này cho phù hợp với thực tiễn.

 

Lệ thuộc tâm lý vào ma túy - gốc rễ của tình trạng nghiện

 

 Anh  Phạm Xuân Nam (Phủ Lý – Hà Nam, nghiện ma túy 15 năm) chia sẻ: 15 năm nay tôi đi cai rất nhiều nơi nhưng vẫn không thành công... sau khi cắt cơn một thời gian, khi cơ thể không còn đòi hỏi nữa nhưng cứ về nhà một thời gian, trí óc tôi vẫn thèm và nhớ ma túy. Theo trải nghiệm của tôi, quan trọng nhất để cai nghiện là giải quyết vấn đề tâm lý. Người nghiện rất cần được sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng để tự kéo mình ra xa ma túy, tăng sức đề kháng tâm lý.

 

Chịu sự kỳ thị từ phía cộng đồng, không vượt qua mặc cảm là nguyên nhân khiến nhiều người tái nghiện, đó là trường hợp của anh Nguyễn Văn Đức (Hoàn Kiếm-Hà Nội). Anh Đức trải lòng:  Một lần bạn bè rủ rê tôi thử sử dụng ma túy, tôi đã dại dột và cứ trượt dài trong vũng lầy ma túy. Gia đình tôi quan tâm lắm, đưa tôi đi cai nhiều nơi. Gia đình rất tốt, nhưng tôi chịu sự kỳ thị từ phía hàng xóm, cộng đồng. Có lần, tôi quyết tâm tự cai tại nhà, bà hàng xóm đi qua “châm biếm”: Mới ngoài hai mươi mà đã nghiện bẹp tai. Thằng nghiện như mày thì cai đến năm nào? Tôi đau lắm, định bật lại: Việc gì đến nhà bà...?  Tôi thấy bị xúc phạm và tổn thương lắm. Được mấy hôm tinh thần xuống dốc, lại chán nản vì miệng lưỡi thiên hạ, tôi lại tìm đến ma túy để xoa dịu nỗi buồn, tôi lại nghiện...

 

Như vậy, cai nghiện ma túy bằng liệu pháp lao động chân tay thôi chưa đủ mà cần phải có một quy trình từ cắt cơn, chống tái đến biện pháp điều trị tâm lý thì người nghiện mới quên tuyệt đối ma túy.

 

PSD tổng hợp

 

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD