Ông ta bắt tất cả lau sạch sàn trại hoặc làm việc xuyên đêm. Một trong những liệu pháp khác là tất cả mọi người sẽ dành 7 giờ để nói với nhau những câu chuyện của bản thân, quá trình khiến họ sa vào nghiện ngập. Những lúc đó, họ phải ngồi trong căn phòng tối, với những tấm nhựa dày bịt kín tất cả các cửa sổ.
Tại Guatemala, hàng nghìn người đang được điều trị trong các trại cai nghiện. Tuy nhiên cách thức cai nghiện “khác thường” tại đây lại là nỗi ám ảnh cả về thể xác lẫn tinh thần đối với những người đặt chân vào nơi này.
Trại cai nghiện là nỗi ám ảnh của những người “bước chân” vào nơi đây. Nguồn: BBC |
Guatemala là điểm nóng về nạn buôn lậu ma túy tại Trung Mỹ, phần lớn ma túy từ Nam Mỹ sẽ đổ vào đây. Điều này khiến cho tỷ lệ người nghiện ma túy ở Guatemala rất cao. Những con nghiện ở Guatemala có thể bị bắt vào trại cai nghiện bất cứ lúc nào.
Marcos, một thanh niên trẻ nghiện hút ma túy kể lại việc mình bị bắt vào trại cai nghiện: "Họ túm và bắt tôi lại khi phát hiện tôi đang chạy trốn trên đường phố".
Chủ trung tâm nhận thấy Marcos có thể giúp ông kiếm tiền nên cố gắng tìm gia đình anh để yêu cầu họ trả tiền cho ông ta. Nhưng ý đồ của ông ta thất bại. "Tôi đã ở đó khoảng một tháng rưỡi và không ai biết gì về tôi. Mọi người đều cho rằng tôi đã chết”, Marcos cho biết.
Người thanh niên này đã kể lại những chuyện kinh hoàng mà mình trực tiếp nhìn thấy tại đây: “Trong khu trại cai nghiện, tôi chứng kiến nhiều cảnh tượng khủng khiếp. Tên chủ trại đánh các cô gái hoặc dùng thảm cuộn những người đàn ông như những cái bánh kẹp thịt, rồi treo lên cao và cứ để như vậy hàng giờ liền. Cứ nghĩ lại cảnh này là tôi ớn lạnh trong người".
Điều kiện sống thiếu thốn trong các trại cai nghiện. Nguồn: BBC |
Cai nghiện là một biện pháp tích cực nhưng những gì mà trung tâm áp dụng với các con nghiện không giúp họ bỏ rượu và ma túy. Càng ngày những con nghiện càng không phục tùng. Họ không những không phục hồi mà luôn cố gắng trốn khỏi khu biệt giam để tiếp tục sử dụng ma túy.
Theo tiến sĩ Kevin O'Neill của Đại học Toronto tại Canada, khoảng 6.000 người sống trong các trại cai nghiện ở Guatemala. Không ai biết chính xác số người bị bắt vào đây theo cách tương tự như Marcos.
Người thành lập và điều hành trung tâm cai nghiện Rescatados del Abismo là ông Pablo Marroquin, con trai của trùm ma túy khét tiếng nhất mọi thời đại Pablo Escobar (đã chết).
Marroquin sống cùng gia đình ở tầng trệt của một tòa nhà. Ở tầng trên, 50 người nghiện ma túy đang điều trị sau cánh cửa luôn khóa chặt. Nhiều người trong số họ không được rời khỏi phòng từ 3 tháng đến vài năm. Chỉ những người có nhiệm vụ mới có thể lui tới đây. Căn biệt giam chật chội với một phòng tắm tập thể, một khu dành dành riêng cho phụ nữ ngủ với sức chứa tối đa khoảng 6 người. Hầu hết con nghiện ngủ dưới sàn.
Người quản lý trại là Carlos, một người từng vào trại Rescatados del Abismo tới hơn 30 lần để điều trị chứng nghiện rượu và cocain.
Carlos áp đặt những quy tắc kỷ luật và trừng phạt tại đây bằng bạo lực rất dã man. Ông ta bắt tất cả lau sạch sàn trại hoặc làm việc xuyên đêm. Một trong những liệu pháp khác là tất cả mọi người sẽ dành 7 giờ để nói với nhau những câu chuyện của bản thân, quá trình khiến họ sa vào nghiện ngập. Những lúc đó, họ phải ngồi trong căn phòng tối, với những tấm nhựa dày bịt kín tất cả các cửa sổ.
Trại cai nghiện không hề có bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Không ai được phép ra ngoài nếu không có sự đồng ý của ban quản trại. Trong nhiều trường hợp, các gia đình gọi tới trung tâm và yêu cầu giúp đỡ bởi các con nghiện quá bạo lực. Vì thế các nhân viên của trại buộc phải sử dụng còng tay, hành vi được coi là hợp pháp ở Guatemala.
Marcos cho biết: "Những biện pháp trừng phạt ở đây quá khắt khe khiến tôi khó chịu. Nhưng chính những biện pháp đó giúp duy trì kỷ luật trong trại cai nghiện một cách tốt nhất".
Một trong vô số những trại cai nghiện tư nhân tại Guatemala. Nguồn: BBC |
Ông Hector Hernandez, một quan chức thuộc Bộ Y tế, nắm quyền điều chỉnh và phối hợp giám sát các trại cai nghiện trong suốt 14 năm. Hector cố gắng làm cho các trại cai nghiện cư xử nhân đạo hơn đối với các tù nhân. Ông đã quyết định đóng cửa một số trại có các biện pháp điều trị cai nghiện quá bạo lực.
Tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có tài liệu chính thức nào nhắc tới tỷ lệ phục hồi chức năng thành công của người nghiện trong những trại như thế này ở Guatemala.
Năm 2012, Liên Hợp Quốc đã yêu cầu tất cả các nước thành viên đóng những trung tâm cai nghiện hoặc phục hồi chức năng với lí do “Không bằng chứng nào cho thấy các trung tâm này là môi trường thuận lợi và hiệu quả để điều trị cho những con nghiện ma túy”.
Tuy nhiên những trung tâm như của Pablo Marroquin đã tồn tại suốt 22 năm qua tại Guatemala. Đó là một minh chứng cho phương pháp điều trị riêng của trại trong việc cai nghiện cho những người sa vào nghiện ngập. Điều này đang cần các nhà tâm lý học cũng như các tổ chức xã hội vào cuộc để đưa ra một đáp án rõ ràng nhất.
Theo Tiengchuong.vn
Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.
Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD