Tiến trình trị trị liệu bằng phương pháp tâm lý (tiếp)

Tiến trình trị liệu cai nghiện ma túy bao gồm 4 bước:

Bước 1: Đánh giá trước can thiệp

Bước 2: Cắt cơn giải độc

Bước 3: Trị liệu tâm lý. đây là bước rất quan trọng

Bước 4: Can thiệp sau trị liệu tâm lý

Bước 3: Trị liệu tâm lý. Đây là bước rất quan trọng

 

  • Trị liệu thay đổi nhận thức

 

Sau khi người nghiện đã cắt được cơn, tiến trình trị liệu tâm lý nhằm thay đổi nhận thức, hành vi cho mỗi học viên sẽ được bắt đầu. Một trong số những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hành vi sử dụng và tái sử dụng ma túy, đó là do sựu thiếu hiểu biết, nhận thức còn kém về ma túy, các tác hại của nó và những hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại. Vì thế việc cần thiết đầu tiên là cần phải thay đổi nhận thức của người sử dụng về ma túy, trang bị cho họ đầy đủ những kiến thức liên quan đến các tác  hại của ma túy và các hậu quả mà việc sử dụng nó đem đến.

 

Việc nhận thức rõ về ma túy sẽ giúp cho các học viên hình thành cảm xúc ghê sợ hoặc căm thù ma túy, từ đó giảm thiểu đến mức tối đa hành vi tái sử dụng ma túy trong tương lai.

 

  • Trị liệu thay đổi hành vi

 

Người sử dụng ma túy sẽ không bao giờ cai nghiện thành công nếu không xóa bỏ được hoàn toàn những hành vi sử dụng ma túy, thói quen sử dụng ma túy của mình.

 

Trong quá trình cai nghiện, người sử dụng ma túy chắc chắn sẽ có lúc nhớ lại những hình ảnh khi mình sử dụng ma túy, ví dụ như: con đường mình vẫn đi mua ma túy, ngôi nhà của người bán ma túy, nơi mình vẫn thường tiêm chích… Những hình ảnh này sẽ khiến cho người nghiện thèm cảm giác khi sử dụng ma túy, từ đó dẫn đến ý tưởng sử dụng lại ma túy. Khi đó, ở người nghiện sẽ xuất hiện sự tự thỏa hiệp với bản thân rằng: Hay mình sử dụng ma túy  lại một lần, một lần thì sẽ không thể nghiện lại được. Nếu quá trình thỏa hiệp trên diễn ra không thành công thì người nghiện sẽ chiến thắng được cảm giác thèm ma túy và không sử dụng lại. Nhưng nếu như sự thỏa hiệp đó thành công cũng có nghĩa là họ đã không thể chiến thắng được cảm giác thèm ma túy của mình dẫn đến việc tìm mọi cách để sử dụng lại ma túy. Từ một lần đó, người nghiện sẽ tái sử dụng lại ma túy và tái nghiện thành công.

 

Quá trình trị liệu thay đổi hành vi giúp các học viên thay đổi thói quen sử dụng và tái sử dụng ma túy, khiến họ xóa bỏ được hoàn toàn hành vi sử dụng ma túy, chống tái nghiện hiệu quả.

 

  • Xây dựng cảm xúc tích cực

 

Trong quá trình cai nghiện ma túy, người nghiện thường phải đối mặt với rất nhiều những tình huống khó khăn đến từ gia đình hoặc từ xã hội, những người xung quanh: sự kì thị xa lánh của người thân, của xã hội, hôn nhân tan vỡ, không có việc làm… Các tình huống đó khiến họ phát sinh những cảm xúc tiêu cực như: tức giận, chán nản, thất vọng, mất niềm tin, cô đơn, sợ hãi… Và chính những cảm xúc tiêu cực đó có thể đẩy họ quay lại sử dụng ma túy để quên đi những buồn khổ và tìm lại cảm giác hưng phấn.

 

Mục đích của quá trình trị liệu này là giúp cho các học viên có được kỹ năng quản lý được những cảm xúc tiêu cực, nóng giận; dần dần hình thành được những cảm xúc tích cực, sự bình tĩnh cần thiết khi phải đối mặt với những tình huống bất lợi trong cuộc sống. Điều này rất quan trọng để họ có được lối suy nghĩ lạc quan, vui vẻ, sẵn sàng đối diện với những vấn đề khó khăn gặp phải.

 

  • Phục hồi, điều chỉnh nhân cách

Sau quá trình sử dụng ma túy, mặt nhân cách, đạo đức của người nghiện cũng sẽ bị biến đổi tùy theo mức độ và thời gian sử dụng ma túy của họ. Hầu hết những người nghiện đều có những vết trượt dài, những sự xuống cấp về mặt nhân cách, đạo đức thể hiện qua các hành vi lừa dối, trộm cắp, cướp giật… Để việc cai nghiện thành công, người nghiện cần có thời gian để phục hồi, điều chỉnh về mặt nhân cách; đưa họ trở lại là những con người hiền lành, chất phác với bản chất tốt đẹp trước khi bị ma túy làm cho thay đổi.

 

Bước 4: Can thiệp sau trị liệu tâm lý

 

  • Hướng nghiệp

 

Để việc cai nghiện thành công và chống tái nghiện hiệu quả, bền vững; một trong số những yếu tố quan trọng hàng đầu là giúp cho người nghiện có được một việc làm phù hợp. Điều này giúp họ có thể có thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống dồng thời cũng đem đến cho họ niềm vui khi được lao động có ích, không còn thời gian để nhớ và suy nghĩ về ma túy.

 

Dựa trên những đặc điểm tâm sinh lý của từng học viên cũng như qua quá trình tìm hiều, đánh giá về mặt năng lực, mong muốn của mỗi người; Trung tâm sẽ định hướng cho từng học viên những công việc, nghề nghiệp để họ có thể phát huy được những năng lực bản thân, phù hợp với nguyện vọng của từng người.

 

  • Duy trì trạng thái căm thù ma túy

 

Sau tất cả những bước trị liệu trên đây thì điều không thể thiếu là cần phải duy trì trạng thái căm thù ma túy ở các học viên. Chính sự căm thù ma túy vì những tác hại và hậu quả mà mó mang lại sẽ giúp cho các học viên giữ mình tránh xa khỏi ma túy và không bao giờ có ý định tái sử dụng lại.

 

Trung tâm PSD

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD