Quyết định 1452/QĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 đã xác định: “ Chỉ đạo làm tốt công tác phòng ngừa, xác định đó là giải pháp chiến lược lâu dài”, thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ, mang tính chiến lược về công tác phòng ngừa ma túy trong giai đoạn mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về PCMT.
Trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã có những chỉ đạo về công tác phòng ngừa, giao trách nhiệm cho 1 số Bộ, ngành thí điểm xây dựng và triển khai phương pháp can thiệp dự phòng nghiện; đổi mới triển khai các nhiệm vụ phòng, chống ma túy trong trường học mà trọng tâm là phổ biến, giáo dục kỹ năng phòng ngừa lạm dụng ma túy (LDMT) cho học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Tuy nhiên, vấn đề phòng ngừa LDMT giữ vai trò quan trọng thế nào trong chiến lược quốc gia giảm cầu ma túy cũng công tác PCMT; đổi mới công tác phòng ngừa là đổi mới như thế nào, bao gồm những giải pháp gì; kết hợp giữa giải pháp, kinh nghiệm phòng ngừa của Việt Nam và dự phòng sử dụng ma túy của quốc tế thế nào cho phù hợp, hiệu quả; phòng ngừa bắt đầu từ đâu và tiến trình thế nào; giải pháp cho tượng thanh thiếu niên, học sinh giữ vai trò trọng tâm trong công tác phòng ngừa như thế nào; huy động, cả hệ thống chính trị thống nhất, cùng vào cuộc ra sao, các yêu cầu về xã hội hóa, đầu tư nguồn lực đảm bảo cho phòng ngừa như thế nào…? Đó là những vấn cần làm rõ và bàn bạc thống nhất trong chỉ đạo thực hiện.
Nhằm đề xuất các giải pháp đổi mới toàn diện và nâng cao hiệu quả về công tác phòng ngừa ma túy lạm dụng ma túy, khuyến nghị các cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu xây dựng, triển khai chiến lược quốc gia phòng ngừa ma túy, Hội thảo khoa học sẽ tập trung vào các nội dung:
Thống nhất nhận thức và hành động
Trong công tác PCMT có 3 lĩnh vực lớn: giảm cung, giảm cầu và giảm hại. Trong lĩnh vực giảm cầu có 2 nhiệm vụ chủ chốt: phòng ngừa (thực hiện các giải pháp ngăn chặn tình trạng sử dụng MT, nghiện MT làm giảm số người lạm dụng ma túy) và cai nghiện (làm giảm số người đã nghiện MT bằng biện pháp điều trị cai nghiện dưới mọi hình thức).
Viện PSD phối hợp Bộ GGĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai các nhiệm vụ PCMT trường học năm 2021
Mọi giải pháp về giảm cung, giảm cầu, giảm hại đều quan trọng và cần thiết và hỗ trợ, bổ sung cho nhau, phải thực hiện đồng bộ. Giống như “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “Phòng cháy hơn chữa cháy”, nhưng nhìn tổng thể và xét ý nghĩa về kinh tế xã hôi an ninh trật tự, đặc biệt là mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, yếu tố con người thì công tác phòng ngừa LDMT có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng.
Do vậy, Viện PSD chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học trong tháng 6/2022: “đổi mới công tác phòng ngừa lạm dụng ma túy - Nhiệm vụ và giải pháp” trong phạm vi chỉ tập trung bàn luận về nhiệm vụ và giải pháp đổi mới công tác phòng ngừa LDMT (hay sử dụng ma túy), không đề cập đến phòng ngừa ma túy nói chung (bao gồm cả lĩnh vực phòng ngừa giảm cung, giảm hại).
- Hội thảo làm rõ thực trạng công tác phòng ngừa LDMT hiện nay và yêu cầu đổi mới, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác phòng ngừa LDMT trong lĩnh vực giảm cầu MT cũng như chiến lược quốc gia PCTM nói chung. Xác định phòng ngừa lạm dụng ma túy là một khoa học. Đổi mới, nâng cao hiệu quả phòng ngừa LDMT không những ngăn chặn số người sử dụng ma túy mới, đặc biệt là thanh thiếu niên, học sinh mà còn tác động tích cực, hỗ trơ qua lại cho công tác giảm cung, giảm hại và cả giảm cầu ma túy.
Có xác định rõ vai trò, giá trị và ý nghĩa thực tiễn to lớn của phòng ngừa LDMT mới thống nhất được nhận thức và hành động, tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực xã hội, xây dựng thành cơ chế chính sách, xác định cụ thể trách nhiệm của các cấp, các ngành, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa.
Đổi mới giải pháp phòng ngừa
Đổi mới công tác phòng ngừa, trước tiên là cần xem xét bãi bỏ các biện pháp, các hoạt động qua thực tế đã tỏ ra cũ mòn, tốn kém, lãng phí thời gian, tiền của, công sức mà kém hiệu quả.
Đồng thời, xem xét, chọn lọc kế thừa, tiếp tục thực hiện những giải pháp, những mô hình phòng ngừa vẫn có giá trị thực tiễn và tạo các điều kiện để phát triển, nâng cao giá trị, phát huy tác dụng, và nhân rộng. Ví dụ, chuyển mạnh từ tuyên truyền về tình hình, kết quả, nhiệm vụ PCMT sang hình thức tập huấn các kỹ năng phòng ngừa LDMT cho các đối tượng khác nhau; quan tâm tạo điều kiện phát triển các mô hình của các tổ chức xã hội, từ thiện, tôn giáo; Tiếp tục triển khai sâu rộng và ngày càng nâng cao tính khoa học và hiệu quả các phải pháp đổi mới nhiệm vụ phòng ngừa ma túy trong trường học; Tư vấn, điều trị tâm lý cho học sinh, thanh thiếu niên nguy cơ cao hoặc đã sử dụng ma túy.
Trong bối cảnh hòa nhập thế giới, đổi mới giải pháp phòng ngừa giai đoạn hiện nay cần trọng thị, tập trung nghiên cứu tiếp thu, áp dụng kinh nghiệm của quốc tế về phòng ngừa qua thực tế đã có bằng chứng tạo ra thành công lớn, làm thay đổi vị trí, diện mao, giá trị của phòng ngừa. Ví dụ, các giải pháp trong Chuẩn quốc tế về can thiệp dự phòng sử dụng ma túy của Liên hợp quốc mà gần 40 quốc gia đang áp dụng như: thực hiện 3 cấp độ phòng ngừa: phổ quát, chọn lọc, bắt buộc cho các đối tượng và thời điểm, mức độ nguy cơ lạm dụng ma túy khác nhau.
Thực hiện hệ thống giải pháp phòng ngừa như: dạy kỹ năng làm cha mẹ; chính sách giáo dục trẻ em sớm, giáo dục kỹ năng cá nhân và xã hội, các kỹ năng sống liên quan đến phòng ngừa LDMT, các kỹ năng nhận biết, phòng ngừa nguy cơ dẫn đến LDMT, các yếu tố dễ bị tổn thương về tâm lý, các chiến lược truyền thông, chiến lược cộng đồng tổng thể, xây dựng hệ thống dịch vụ phòng ngừa…
Hội thảo cũng bàn luận việc nghiên cứu các phương pháp, giải pháp, kinh nghiệm phòng ngừa LDMT của quốc tế, áp dụng tế vào nước ta với yêu cầu không dập khuôn, máy móc mà linh hoạt, uyển chuyển phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện kinh tế đặc điểm văn hóa xã hội, con người Việt Nam để phát huy tác dụng cao nhất; xác định tiến trình, lịch trình áp dụng kiến thức và kinh nghiệm quốc tế.
Đảm bảo nguồn lực cho đổi mới nhiệm vụ và giải pháp phòng ngừa
Nguồn lực cho đổi mới phòng ngừa trước hết là nguồn nhân lực. Ngoài việc tăng cường số lượng cán bộ và được bố trí, phân công trách nhiệm theo yêu cầu phòng ngừa thì nhiệm vụ cần kíp đặt ra là xây dựng đội ngũ này có đủ kiến thức, năng lực, đạo đức, nhiệt huyết đảm đương nhiệm vụ phòng ngừa. Họ được bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện bài bản theo những quy chuẩn chung và thường xuyên được nâng cao kiến thức cũng như sát hạch, đánh giá.
Tăng cường nguồn nhân lực gắn liền với việc huy động sự tham gia của lực lượng cộng tác viên, tình nguyện viên, các tổ chức xã hội, tự nguyện… Họ là một bộ phận không thể thiếu của công tác phòng ngừa mới và cần cơ cơ chế, chính sách đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và động viên, khuyến khích.
Nguồn tài lực cho đổi mới công tác phòng ngừa phục vụ cho nhiều nhiệm vụ: triển khai các hoạt động phòng ngừa, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trang bị cơ sở vật chất cho phòng ngừa… Ngoài nguồn lực tài chính nhà nước, phải xây dựng được cơ chế, chính sách huy động xã hội hóa từ nhiều nguồn khác cho công tác này.
Đổi mới công tác phòng ngừa gắn với tinh thần đổi mới, với trách nhiệm mới của các cấp, các ngành
Phòng ngừa lạm dụng ma túy là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó, phân công một số Bộ, ngành đóng vai trò then chốt trong hệ thống phòng ngừa, như:
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ là cơ quan tham mưu cho Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp, tổ chức chỉ đạo thực hiện chung về công tác phòng ngừa, tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo với vai trò quan trọng xây dựng các giải pháp, tổ chức thực hiện các giải pháp cho các thế hệ học sinh các cấp, sinh viên, học viên. Ngành Giáo dục có thể phát huy ưu thế đặc biệt của mình: lực lượng giáo viên đông đảo, có tri thức, hiểu biết, có cơ chế chính sách, có cơ sở vật chất về giáo dục, có mối quan hệ mật thiết với cha mẹ học sinh và chính quyền cơ sở; nêu cao trách nhiệm trong việc lồng ghép giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phòng ngừa ma túy.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng, tổ chức thực hiện các giải pháp, chỉ đạo huấn luyện công tác phòng ngừa ma túy với chương trình đổi mới cho ho đội ngũ những người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy, công trường…
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội khác là các cơ quan chỉ đạo thực hiện và đào tạo, huấn luyện cho hội viên, thành viên của các đoàn thể xã hội, đặc biệt là cho phụ huynh trong việc phòng ngừa ma túy cho con em họ.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện các giải pháp phòng ngừa ma túy cho thanh thiếu niên trong trường học và ngoài xã hội.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác phòng ngừa, huy động các nguồn lực xã hội cho công tác này.
Bộ Công an, cơ quan thường trực PCMT, ngoài các hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ trong phòng chống tội phạm về ma túy, tham gia phòng ngừa lạm dụng ma túy với nội dung đổi mới và tăng cường trách nhiệm đối với công tác này.
Tóm lại:
Phó Viện trưởng Thường trực Viện PSD
Lê Đức Hiền
Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.
Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD