Lạng Sơn là tỉnh tiên phong thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ. Vừa qua, Viện PSD đã phối hợp với Sở GD&ĐT Lạng Sơn tổ chức chương trình tuyên truyền phòng chống ma túy cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh. Khoảng 6600 em học sinh đã được tham gia chương trình tuyên truyền phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm. Ngoài ra, Viện PSD đã tổ chức xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể thông qua xét nghiệm nước tiểu cho khoảng 3000 học sinh tại Lạng Sơn.

Viện PSD thực hiện xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể thông qua xét nghiệm nước tiểu cho khoảng 3000 học sinh tại Lạng Sơn

Đáp ứng kỳ vọng của Bộ GD&ĐT và Ủy ban Quốc gia giao phó, thời gian qua, Viện PSD đã tích cực phối hợp với các địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học. Trước đó, Viện PSD cũng đã làm việc tại các tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Đắc Lắk, Đắk Nông, Bến Tre, Kon Tum, Quảng Nam, Gia Lai, Thừa Thiên Huế, Bình Định… Hầu hết các Sở GDĐT đã nghiêm túc “cụ thể hóa” kế hoạch của Bộ: xây dựng chương trình, bố trí, phân công cán bộ, có nhiều nỗ lực, linh hoạt, cách làm sáng tạo, phối hợp tốt với Sở, ngành liên quan….

Đây là bước khởi đầu, là tiền đề và động lực mạnh mẽ trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Quá trình thực thi 05 nhiệm vụ mới diễn ra 5 tháng, với rất nhiều khó khăn và tình hình phức tạp của dịch Covid-19 bùng phát trở lại trên nhiều địa phương. Do vậy, kết quả đạt được đến nay là đáng khích lệ, thể hiện nỗ lực cao và sự nghiêm túc của ngành Giáo dục trong việc chấp hành chỉ đạo của Chính phủ với công tác PCMT trong trường học.

Về triển khai bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” do Bộ GDĐT chỉ đạo, Viện PSD tổ chức biên soạn, dành cho 04 đối tượng: Học sinh THCP, THPT, phụ huynh, cán bộ quản lý và giáo viên, Bộ GDĐT nêu rõ:

“Bộ tài liệu này cần được triển khai tại 63 tỉnh/thành phố bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến (tùy diễn biến của đại dịch Covid 19). Viện PSD chủ trì, phối hợp với các địa phương để tổ chức tọa đàm giới thiệu bộ tài liệu cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh; có chương trình tập huấn riêng cho các thành phần đề cập trong 4 cuốn sách đã được biên soạn và thẩm định. Quy mô tập huấn tại mỗi tỉnh/thành phố cần phấn đấu đạt khoảng 16 cuộc và mỗi cuộc quy mô 600 đến 700 người. Chương trình triển khai chi tiết do Viện PSD phối hợp với từng địa phương thực hiện.”

Để tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các Sở GDĐT triển khai thực hiện, Bộ GDĐT đã thường xuyên nắm tình hình triển khai thực hiện của các tỉnh, thành phố, kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Với nhiệm vụ PCMT trong trường học, Quyết định của Thủ tướng quy định: “Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác phòng ngừa, xác định đây là giải pháp chiến lược, lâu dài. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma túy. Thường xuyên cập nhật và phổ biến thông tin cho nhân dân về tác hại của ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp cũng như phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy, xây dựng chương trình giáo dục, tuyên truyền chuyên biệt cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao”.