“Ba nó nghiện đấy!”
Tôi nghe được lời thì thầm ấy khi chỉ vừa học lớp 3. Lúc đó, tôi còn chưa hiểu “nghiện” nghĩa là gì, chỉ thấy mỗi lần ba trở về nhà là mẹ lại khóc, không khí gia đình ngột ngạt đến mức tôi chỉ biết ôm con gấu bông, chui vào góc phòng.
Ba thường xuyên vắng nhà. Khi có mặt, ba có thể rất hiền, đưa tôi đi ăn chè, mua truyện tranh, kể chuyện cổ tích. Nhưng rồi, cũng chính ba – trong một phiên bản khác – trở về với ánh mắt đỏ ngầu, đập phá đồ đạc, la mắng vô cớ. Những cơn giận dữ không rõ lý do khiến tôi và mẹ chỉ còn biết khóc trong im lặng.
Tôi từng giận ba. Giận vì sao lại chọn ma túy thay vì gia đình. Giận vì khiến mẹ tiều tụy, tôi xấu hổ trước bạn bè. Những năm tháng ấy, tôi chưa từng dám rủ bạn thân về nhà, chưa từng được tự hào khoe với ai rằng: “Ba tớ là một người tuyệt vời!”.
Tôi từng ước mình sinh ra trong một gia đình khác. Một gia đình bình thường, nơi có ba là trụ cột, chứ không phải là nỗi bất an luôn chực chờ.
Giấc mơ giản dị: “Chỉ cần ba trở lại là ba của ngày xưa”
Tôi dần hiểu hơn về “nghiện” khi lớn lên. Đó không phải là thứ người ta lựa chọn, mà là thứ nuốt chửng cả lý trí. Nghiện ma túy là căn bệnh, và ba tôi cũng là một nạn nhân. Cơn nghiện khiến ba không còn là chính mình, khiến những lần cai nghiện thất bại, tái nghiện lại diễn ra như một vòng luẩn quẩn.
Mẹ tôi, một người phụ nữ nhỏ bé nhưng kiên cường, chưa từng rời bỏ ba, dù nhiều lần tưởng như không thể gắng gượng thêm. Mẹ cố đi làm thật nhiều, đưa tiền cho ba chỉ để ba khỏi nghĩ quẩn hay phạm pháp vì thiếu thuốc. Cái vòng luẩn quẩn ấy lặp đi lặp lại, và trong nhiều đêm, tôi chỉ ước đây là một cơn ác mộng. Nhưng không có “giá như” trong đời thực.
Hy vọng thắp lên từ những mảnh đời khác
Lớp 11, trong một buổi sinh hoạt dưới cờ, trường tôi tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống ma túy. Lần đầu tiên, tôi được nghe chia sẻ của một người từng nghiện giống như ba – nhưng họ đã vượt qua và làm lại cuộc đời. Những lời kể ấy như một tia sáng, thắp lên hy vọng nhỏ nhoi trong tôi về một ngày ba cũng có thể trở lại.
Học viên trong một buổi trị liệu chống tái nghiện ma tuý của Viện PSD
Tôi và mẹ bắt đầu tìm kiếm mọi thông tin. Sau cùng, mẹ gọi đến hotline của Viện PSD. Đó là bước ngoặt.
Ba được tiếp nhận điều trị, phục hồi sức khỏe thể chất và trị liệu tâm lý chuyên sâu để chống tái nghiện. Ba cũng được tiếp cận những kỹ năng giúp kiểm soát bản thân, học cách từ chối cám dỗ. Mẹ và tôi không đứng ngoài – chúng tôi được các chuyên gia hướng dẫn cách hiểu về căn bệnh này, được trang bị kiến thức để cùng đồng hành với người nghiện – trước, trong và sau cai nghiện.
Trích lời tự sự người nhà của một học viên tại Viện PSD
Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.
Email: phongchongmatuy.vn@gmail.com | Facebook: Viện PSD