TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP BƯỚC 1: TƯ VẤN VÀ TIẾP NHẬN HỌC VIÊN

Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng phương pháp trị liệu tâm lý được Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) áp dụng nhằm giúp người sử dụng ma túy loại bỏ ham muốn sử dụng ma túy, thay đổi thói quen sử dụng ma túy sang những dạng hành vi lành mạnh mới - hành vi KHÔNG sử dụng ma túy - được củng cố thường xuyên, mang tính bền vững.

Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng phương pháp trị liệu tâm lý được Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) áp dụng nhằm giúp người sử dụng ma túy loại bỏ ham muốn sử dụng ma túy, thay đổi thói quen sử dụng ma túy sang những dạng hành vi lành mạnh mới - hành vi KHÔNG sử dụng ma túy - được củng cố thường xuyên, mang tính bền vững.

Trong qui trình hỗ trợ điều trị nghiện ma túy khép kín bằng liệu pháp tâm lý, Viện PSD ứng dụng 4 bước cơ bản. Một trong những giai đoạn không kém phần quan trọng để đánh giá, sàng lọc, phân loại học viên ban đầu là qui trình Tư vấn và tiếp nhận học viên. Hãy cùng chuyện gia của Viện PSD giải đáp những thắc mắc thường gặp trong giai đoạn đầu của qui trình trị liệu tâm lý:

- Học viên có gặp rào cản nào về tâm lý khi đến tư vấn cai nghiện tại Viện, họ có gặp phải trạng thái tâm lý cực đoan nào không khi chính thức công khai danh tính và “chấp nhận” mình là người nghiện ma túy?

Trong quá trình đến tư vấn tại Viện, chủ yếu có thể chia làm 2 nhóm:

- Tự nguyện đến Viện xin tư vấn và chấp nhận đi cai.

- Bị gia đình ép buộc đến Viện, chưa chủ động sẵn sàng tham gia cai nghiện.

Đối với những người chủ động, tự nguyện, hầu hết quá trình khai thác thông tin và trao đổi khá thuận lợi, họ sẵn sàng lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ, mong muốn được cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt về quy trình cai nghiện cũng như thông tin về loại ma túy mà bản thân sử dụng.

Còn những người mang tâm thế bị ép đến, hầu hết họ có thể đưa ra lý do: Mình chỉ là người thỉnh thoảng mới sử dụng ma túy, không phải là người nghiện nên không cần phải đi cai nghiện. Một số học viên có thể có phản ứng khá mạnh đối với việc chấp nhận bản thân là người nghiện. 

Ngoài ra, có một số học viên gặp phải vấn đề về tâm lý như: ám ảnh sợ khi bị bạn bè rủ rê một lần sử dụng chất gây nghiện, mặc dù đã qua rất lâu nhưng bản thân vẫn chịu ảnh hưởng về tâm lý khi lo lắng chất gây nghiện vẫn còn trong cơ thể, cũng có trường hợp học viên đến xin tư vấn vì nhận thức được tác hại của ma túy đối với bản thân: cảm xúc bất ổn, thể trạng yếu…

Một số học viên khác hoàn toàn nhận thấy rõ quá trình sử dụng cũng như tác động của ma túy đối với bản thân, nhưng gia đình và cả chính người sử dụng ma túy có xu hướng phủ nhận việc con mình/ bản thân mình đã nghiện.

Đối với những trường hợp phủ nhận bản thân/người thân của mình là người nghiện, chuyên viên tư vấn thường chú ý khai thác để tìm hiểu nguyên nhân tại sao người sử dụng ma túy, người thân của họ lại có trạng thái tâm lý như vậy, để có thể đưa ra những trao đổi phù hợp, trong quá trình tư vấn, chuyên viên tư vấn luôn đề cao nguyên tắc tôn trọng thân chủ và vận dụng các kỹ năng hợp lý để buổi tư vấn có hiệu quả.

- Học viên có sẵn sàng đưa ra thông tin trung thực, tình trạng thực tế sử dung ma túy của mình hay họ có hành vi gian lận trong khai báo thông tin bệnh án?

Phần lớn học viên đều sẵn sàng đưa thông tin về quá trình nghiện và cai nghiện của bản thân. Mức độ thông tin cụ thể đến đâu tùy thuộc vào trạng thái tâm lý của học viên, phụ thuộc vào cách thức khai thác của chuyên vien tư vấn, cũng có một vài trường hợp giấu thông tin, khai sai về quá trình sử dụng ma túy, tuy nhiên những trường hợp này là không nhiều. Trong trường hợp này, chuyên viên tư vấn có thể đánh giá, tiếp nhận học viên qua nhiều kênh thông tin khác nhau, như: biểu hiện của chính bản thân người SDMT, thể trạng và thói quen sinh hoạt của học viên, từ thân nhân cha mẹ/vợ/con của học viên….Khi nhận thấy học viên cung cấp thông tin chưa chính xác, còn giấu diếm chuyên viên trị liệu thường có những cách phản hồi tích cực, khéo léo và vận dụng cả những kỹ thuật trong phỏng vấn tạo động lực để khuyến khích họ nói nhiều hơn về vấn đề của mình, nhằm mục đích dần phá vỡ sự phòng vệ, cảnh giác của thân chủ, khai thác càng nhiều thông tin càng tốt, để có thể lập hồ sơ tư vấn với đầy đủ thông tin.

- Vấn đề tâm lý thường gặp phải cần tháo gỡ trong giai đoạn đầu học viện đăng ký điều trị tại Viện?

Đó là động lực cai nghiện và quyết tâm cai nghiện của học  viên.

- Học viện tự đến một mình hay đi cùng người thân?

Tỉ lệ giữa học viên đi một mình đến tư vấn và đi cùng người thân là 1/8. Có nghĩa là cứ 8 ca đến xin tư vấn, chỉ có một ca học viên đi một mình. Việc học viên đi điều trị tiếp nhận tư  vấn một mình hay đi cùng thân nhân điều có ưu nhược điểm khác nhau.

- Học viên có sẵn sàng, tự tin khi chia sẻ thông tin cá nhân cho cán bộ tư vấn?

Hầu hết các học viên đều sẵn sàng chia sẻ thông tin cho cán bộ tư vấn, về quá trình sử dụng ma túy, các loại ma túy sử dụng…Khi học viên chưa sẵn sàng chia sẻ, chuyên viên tư vấn sẽ dành thời gian cho học viên chuẩn bị tâm lý  tự tin, quyết tâm, tự nguyện tham gia. Đồng thời, tư vẫn, hỗ trợ cho thân nhân gia đình có sự chia sẻ, động viên kịp thời để học viên tự nguyện tham gia cai nghiện.

- Khi đến đăng kí tham vấn và điều trị tại PSD, học viên có tin tưởng và quyết tâm khi quyết định lựa chọn PSD là nơi điều trị?

Các học viên khi đến xin tư vấn tại PSD, hầu hết trước đó đều đã trải qua quá trình cai nghiện ở những trung tâm khác nhau (nhà nước, tư nhân), với nhiều hình thức cai khác nhau, do đó, khi đến Viện PSD, tâm lý chung của học viên là thăm dò, tìm hiểu, về phương pháp cai nghiện tại Viện PSD khác so với những trung tâm khác, nhưng khác như thế nào và thực sự có hiệu quả hay không...Sau khi được tư vấn, có khoảng 69,5 % tỉ lệ học viên đồng ý tham gia chương trình cai nghiện tại Viện PSD.

 - Học viên gặp khó khăn gì về tâm lý trong giai đoạn bắt đầu bước vào quá trình cai nghiện?

Điều dễ nhận thấy đó là tâm trạng lo lắng, bất an về bản thân về khả năng từ bỏ ma túy. Ngoài ra còn một vài khó khăn tâm lý khác như: trầm cảm nhẹ, khó thích nghi (tỷ lệ rất hiếm gặp), khó khăn trong giao tiếp (ở giai đoạn đầu mới cắt cơn)

- Học viên cảm nhận về các chuyên gia và qui trình điều trị tại Viện?

Về chuyên gia (tư vấn - trị liệu nhóm): Có hiểu biết về nghiện và ma túy, thân thiện, dễ chia sẻ thông tin.

Về quy trình trị liệu: Là quy trình khép kín, từ khâu tư vấn tiếp nhận học viên đến hỗ trợ tâm lý và đồng hành giới thiệu việc làm. Phương pháp chống tái nghiện bằng liệu pháp tâm lý là phương pháp mới và học viên đặt khá nhiều kỳ vọng, bởi bản thân học viên cũng tự nhận biết được vấn đề của mình trong quá trình sử dụng ma túy và cai nghiện trước đây - phần lớn nguyên nhân tái nghiện tập trung vào vấn đề tâm lý.

Chuyên gia tâm lý, Viện PSD - Mai Thương  

(Kì II: Tình huống thường gặp Bước 2: Hỗ trợ phục hồi sức khỏe)

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD