Giải pháp đồng bộ giảm tỷ lệ tái nghiện

Ma túy đã và đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, là hiểm họa của các quốc gia trên thế giới. Ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào tình cảnh bần cùng, gây mất trật tự xã hội, làm gia tăng tội phạm và tệ nạn xã hội. Việc giảm tỷ lệ số người nghiện mới và tránh tái nghiện đang đặt ra thách thức lớn cho Chính phủ, các cấp các ngành có liên quan. 

Ma túy đã và đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, là hiểm họa của các quốc gia trên thế giới. Ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào tình cảnh bần cùng, gây mất trật tự xã hội, làm gia tăng tội phạm và tệ nạn xã hội. Việc giảm tỷ lệ số người nghiện mới và tránh tái nghiện đang đặt ra thách thức lớn cho Chính phủ, các cấp các ngành có liên quan. 

Để công tác hỗ trợ, giới thiệu, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, điều quan trọng nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thay đổi nhận thức của gia đình người nghiện và cộng đồng để gia đình, cộng đồng có cái nhìn tích cực và quan tâm hơn đối với người sau cai nghiện.

Trong thời gian tới,  cần nâng cao nhận thức của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành để đưa công tác cai nghiện và hỗ trợ người sau cai hòa nhập cộng đồng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. UBND cấp xã và các đoàn thể cần quan tâm hơn nữa trong việc tạo điều kiện cho người sau cai nghiện tiếp cận các nguồn vốn vay chính sách, giới thiệu vào làm việc tại các doanh nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp cần có cái nhìn tích cực hơn đối với người sau cai nghiện và tạo điều kiện cho họ vào làm việc. Trung tâm GDLĐXH cần liên kết với các cơ sở đào tạo nghề có chuyên môn để hình thành các nhóm nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề cho học viên để khi tái hòa nhập cộng đồng họ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc phù hợp.

Các tỉnh, thành phố cần nâng cao chất lượng chữa trị, dạy nghề ở trung tâm, đây là khâu hết sức quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp nhận lao động là người sau cai vào làm việc. Đồng thời, quan tâm đến công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng đồng; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể nhằm thực hiện có hiệu quả công tác kết nối, chuyển gửi; đặc biệt là tăng cường kết nối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn đề nghị họ nhận người sau cai nghiện vào làm việc.

Đồng thời, các cơ quan thông tấn, báo chí cần tăng cường công tác tuyên truyền chống kỳ thị đối với người sau cai nghiện cho cộng đồng dân cư, hướng tới đối tượng là chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất. Chú trọng các hoạt động tôn vinh, khen thưởng, quảng bá, khích lệ các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sử dụng lao động là người sau cai nghiện.

Bên cạnh việc xây dựng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện và quản lý, hỗ trợ sau cai nghiện, cần phát triển và tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chức xã hội dựa vào cộng đồng, đặc biệt là tổ, nhóm tự lực, các câu lạc bộ của người sau cai nghiện, Đội công tác xã hội tình nguyện. Có chính sách bồi dưỡng, trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tư vấn, quản lý trường hợp để công tác tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng có hiệu quả.

Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm tư vấn hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện tại mỗi xã, phường, thị trấn, coi đây là nơi tư vấn, chăm sóc ban đầu đối với người nghiện ma túy và cũng là nơi giúp đõ, hỗ trợ người nghiện điều trị thay thế bằng Methadone, người sau cai vay vốn, tạo việc làm hòa nhập cộng đồng.

Hình ảnh học nghề, tạo việc làm hỗ trợ sau cai

Hoạt động hỗ trợ sau cai nằm trong qui trình hỗ trợ điều trị nghiện

Hỗ trợ, tạo việc làm cho người sử dụng ma túy sau khi được chữa trị, phục hồi là một trong những giải pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, nhằm giúp người cai nghiện thành công sớm trở về cuộc sống bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy. Nằm trong qui trình điều trị nghiện khép kín của Viện PSD, công tác hỗ trợ, đào tạo, giới thiệu việc làm được coi như một khâu trong qui trình hỗ trợ điều trị cai nghiện, chống tái nghiện. Sau khi hoàn thành qui trình tư vấn, cắt cơn, hỗ trợ phục hồi thể chất và tâm lý, học viên được tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm.

Qua khảo sát nghiên nhân, đánh giá thực trạng về số người cai nghiện tái sử dụng ma túy ngày càng tăng cao, xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác hỗ trợ sau cai nghiện nhằm đảm bảo mục tiêu giảm tỷ lệ tái nghiện, Ts Lê Trung Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện PSD đã thành lập doanh nghiệp, định hướng liên kết, hợp tác với tổ hợp doanh nghiệp xã hội để hỗ trợ việc làm, cũng như giúp người sau cai nghiện có cơ hội ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Các doanh nghiệp xã hội trên đã trích 30% đến 50% số tiền thu được từ lợi nhuận kinh doanh hàng năm để trợ giúp Viện PSD hoạt động và thực hiện công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy. Cùng với mục tiêu giúp cai nghiện ma túy một cách bền vững, PSD còn hướng tới làm giảm các tác hại về sức khoẻ và xã hội liên quan tới sử dụng ma tuý, giúp người sử dụng ma túy thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình trong gia đình, cộng đồng.

Tính đến nay, các doanh nghiệp vệ tinh của PSD đã tạo việc làm có thu nhập ổn định, phù hợp với năng lực cho hàng chục người. Trong tổ hợp doanh nghiệp xã hội tại PSD trên địa bàn cả nước thì hiện nay có gần 100 công nhân viên là người cai nghiện thành công. Họ được hưởng đầy đủ quyền lợi của người lao động theo quy định, với mức lương ổn định từ 4-5 triệu theo từng vị trí làm việc. Rất nhiều người trong số đó đã trở thành người quản lý, người điều hành theo sự phân công phù hợp. Điều đó cho thấy khả năng làm việc, thích nghi và hoàn thành công việc của người cai nghiện thành công không có gì hạn chế so với các công nhân viên khác. Thông qua đó, khẳng định một cách chắc chắn hơn nữa về việc người cai nghiện thành công nếu có cơ hội việc làm và điều kiện tái hòa nhập cộng đồng tốt thì họ sẽ trở thành người sống có ích cho gia đình, xã hội. 

Truyền thông PSD

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD