Dịch vụ cai nghiện cần phù hợp với nhu cầu người nghiện

Sau nhiều năm nỗ lực ứng dụng nghiên cứu phương pháp chống tái nghiện ma túy bằng liệu pháp tâm lý, Viện PSD đã đem lại niềm hy vọng cho toàn xã hội khi có tỷ lệ cai nghiện thành công lên tới 63%, mở ra hướng đi mới trong điều trị chống tái nghiện.

 

Sau nhiều năm nỗ lực ứng dụng nghiên cứu phương pháp chống tái nghiện ma túy bằng liệu pháp tâm lý, Viện PSD đã đem lại niềm hy vọng cho toàn xã hội khi có tỷ lệ cai nghiện thành công lên tới 63%, mở ra hướng đi mới trong điều trị chống tái nghiện.

Đa dạng hình thức cai nghiện

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, cả nước có 120 cơ sở cai nghiện ma tuý (105 cơ sở công lập), quy mô 54.000 người, số người đang cai nghiện xấp xỉ 40.000 người. Công tác quản lý ở các cơ sơ ma tuý thời gian qua có tốt hơn, nhất là trong việc tiếp nhận, phân loại đối tượng, cắt cơn, điều trị theo pháp đồ, lao động trị liệu, tạo việc làm sau cai nghiện…

Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận còn tồn tại hai vấn đề. Một mặt, nhiều cơ sở đều đang trong tình trạng quá tải. Mặt khác, mỗi người nghiện cần một phác đồ điều trị khác nhau, trong khi mạng lưới cơ sở điều trị cai nghiện ma túy công lập còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiếu bác sĩ có chuyên môn sâu. Nhiều gia đình không chủ động khai báo, đăng ký đưa người nghiện đi cai tự nguyện... Thời gian tới cần thực hiện đồng thời 3 mô hình cai nghiện gia đình, cai nghiện cộng đồng và cai nghiện bắt buộc, trong đó cai nghiện bắt buộc chỉ là biện pháp cuối cùng.

Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung tiếp xúc với các học viên tại cơ sở điều trị nghiện ma túy Đồng Nai (Ảnh: Tiếng chuông)

Giải thích về vấn đề này, TS Nguyễn Hoài Hương, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Sáng kiến Phát triển cộng đồng (SCDI) cho biết, trong giai đoạn trước, các hình thức cai nghiện của Việt Nam chưa được đa dạng và thường tập trung chủ yếu tại các trung tâm cai nghiện bắt buộc. Chính vì thế, tỷ lệ tái nghiện sau cai và tái hòa nhập cộng động rất cao.

Bắt đầu từ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành đề án về công tác đổi mới cai nghiện, trong đó nêu rõ định hướng của Chính phủ theo hướng giảm dần số trung tâm cai nghiện bắt buộc trong khi tăng thêm các hình thức và dịch vụ hỗ trợ cai nghiện khác giúp người sở dụng ma túy dễ dàng tiếp cận.

Hiện Việt Nam đang triển khai một số dịch vụ hỗ trợ cai nghiện ma túy như trung tâm cai nghiện bắt buộc, trung tâm cai nghiện tự nguyện, trung tâm cai nghiện tư nhân cũng như những hình thức hỗ trợ cai nghiện tại xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, TS Hoài Hương cho rằng, những hình thức nói trên vẫn là chưa đủ.

TS Hoài Hương khẳng định, con số 90% người nghiện ma túy sau cai đã tái nghiện thực sự là rất cao nhưng chưa đến mức “giật mình” nếu nhìn nhận việc nghiện ma túy như một căn bệnh liên quan đến não bộ và việc tái sử dụng ma túy là một điều dễ xảy ra đối với người sử dụng ma túy. Đã là một bệnh thì có thể mắc lại.

Để giải quyết vấn đề tái nghiện, theo TS Hoài Hương cần bắt đầu từ cách cai nghiện mà chúng ta đã tiến hành. Tuy nhiên, việc tái nghiện không đơn thuần chỉ dựa vào cơ chế gây nghiện hay đặc điểm, điều kiện của người nghiện mà phụ thuộc rất nhiều vào việc cộng đồng tại nơi người nghiện sinh sống có hỗ trợ, giúp đỡ họ hay không. Sự kỳ thị của cộng đồng cũng là tác nhân dẫn đến việc người nghiện tái nghiện.

Dựa vào gia đình, cộng đồng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: “Các phương pháp điều trị, cai nghiện ma túy trong tình hình mới cần tập trung giúp người nghiện và gia đình họ ổn định tinh thần, hình thành ý chí, quyết tâm cai nghiện, nỗ lực hòa nhập cộng đồng”.

Nhằm nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường các biện pháp ngăn chặn nguồn cung cấp ma túy; đồng thời, khuyến khích nhân rộng mô hình cai nghiện tự nguyện dựa vào gia đình, cộng đồng.

Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) là một trong những tổ chức đã và đang tích cực hỗ trợ người nghiện ma túy theo từng nhóm đối tượng nghiện. Lắng nghe theo yêu cầu của người cai nghiện và cung cấp những dịch vụ tương ứng, phù hợp để đạt hiệu quả hỗ trợ họ hòa nhập với cộng đồng và duy trì không tái nghiện. Đối với những người bị ảnh hưởng bởi sức khỏe tâm thần, PSD chuyển gửi học viên đi điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Mai Hương, Bệnh viện Tâm thần trung ương 1, Viện Sức khỏe tâm thần trung ương…

PGS.TS. Mạc Văn Trang

PGS.TS. Mạc Văn Trang chia sẻ: “Viện PSD luôn thực hiện đúng khuyến cáo của Liên hiệp quốc: Coi người nghiện là bệnh nhân, họ được đối xử như thân chủ, được tôn trọng nhân cách, nhân phẩm, nhân quyền, họ tự nguyện và được giúp đỡ để tự mình cai nghiện… với một quy trình hợp lý và phương pháp khoa học mới. Học viên (HV) phải trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: HV và gia đình được tư vấn trực tiếp. Tại đây, các HV được trò chuyện, chia sẻ, giải đáp mọi điều để thấy rõ, mình đang mất hết: Sức khỏe, tâm hồn, quan hệ gia đình, xã hội, tương lai…Ai tin tưởng, quyết tâm làm lại cuộc đời, tự nguyện thì điền vào đơn đăng ký xin vào cai nghiện.

Giai đoạn 2: HV tập trung ở Trung tâm “Nẻo về” dưới Hà Nam để cắt cơn, phục hồi sức khỏe thể chất, tâm lý và hành vi xã hội. HV phải “tập thể dục hành vi” hàng ngày và sinh hoạt nhóm để trở lại con người “bình thường”.

Giai đoạn 3: Chống tái SDMT bằng liệu pháp tâm lý tại PSD. Đây là phương pháp mới mang tính đột phá, đặc biệt của PSD. Các nơi có dùng tham vấn tâm lý phụ thêm các phương pháp khác, còn PSD chỉ dùng liệu pháp tâm lý. Ở đây có 3 công đọan trị liệu:

a/Giúp HV giải tỏa cơn thèm nhớ ma túy bởi các tác nhân kích thích.

b/ Giúp HV giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

c/ Giúp HV nhận diện và ứng phó với các tình huống nguy cơ tái SDMT.

Sau từng công đoạn trị liệu của giai đoạn 3 đều được đánh giá, và cuối cùng HV được kiểm tra, đánh giá chung để đạt chuẩn cai nghiện thành công.

Giai đoạn 4: Đồng hành, hỗ trợ HV hòa nhập xã hội trong một năm, sau cai nghiện. Các HV sinh hoạt CLB 1 tháng 1 lần, để chia sẻ, giúp nhau vượt khó… Có những HV về nhà tự tạo việc làm, nhiều HV tham gia đào tạo nghề, làm việc tại một số cơ sở sản xuất của PSD. Một số HV này lại là các thành viên tham gia truyền thông về PCMT rất hiệu quả. Người sau cai phải có công việc làm khẳng định giá trị bản thân, tư cách công dân, dám công khai quá khứ sai lầm của mình, không còn sợ hãi, mặc cảm, dám sống như một con người bình thường trong xã hội, mới thực sự cai nghiên thành công bền vững."

Có thể thấy, nếu bản thân người nghiện có đủ quyết tâm, được gia đình động viên, chia sẻ, cộng đồng hỗ trợ, đón nhận, thì họ hoàn toàn có cơ hội từ bỏ ma túy, hòa nhập xã hội.

Truyền thông PSD

 

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PSD

Hotline Hỗ trợ cai nghiện/Tư vấn tâm lý: 097.131.5474 / 035.858.9616

Địa chỉ: Tầng KT - Tòa nhà 21T1 - Khu đô thị Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: hanhchinhnhansu.psd@gmail.com | Facebook: Viện PSD